Bài tập thực hành

I. Điểm tối đa của bài kiểm tra: 100 điểm

II. Phương pháp chấm điểm trừ

- Điểm đạt của người dự kiểm tra được xác định bằng một trăm (100) điểm trừ đi tổng số điểm bị trừ do các lỗi mà người dự kiểm tra mắc phải

- Số điểm bị trừ được tính theo mỗi mục đánh giá chi tiết

- Số điểm bài kiểm tra là số âm thì được tính bằng 0 điểm

- Các hạng mục đánh giá chủ quan phải được hoàn thành việc chấm điểm trước khi chấm điểm các hạng mục đánh giá khách quan

III. Phiếu chấm điểm (đính kèm)

Bài kiểm tra thực hành được chấm điểm theo các yêu cầu cơ bản của từng công việc/ bước công việc sau:

TT

Công việc/Bước công việc

Yêu cầu cơ bản

1.

Chuẩn bị

1.1

Nghe và ký nhận phiếu giao bài kiểm tra thực hành

 

- Nhận đúng đề kiểm tra, đúng mô đun

- Ký nhận vào phiếu tham dự kỳ kiểm tra kết thúc mô đun

1.2

Nhận giấy làm bài kiểm tra thực hành và vị trí kiểm tra được giám thị phân công

 

- Nhận đầy đủ giấy làm bài kiểm tra thực hành

- Ngồi đúng vị trí thi thực hành

2.

Nhiệm vụ : Xây dựng quy trình tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong hợp tác xã       

2.1

Bước 1: Chuyển từ canh tác vô cơ sang canh tác hữu cơ

   - Phương pháp canh tác vô cơ là việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản sau thu hoạch và nhiều loại hóa chất khác một cách thiếu kiểm soát. Tập quán này gây ra chai cứng đất, làm mất cân bằng của hệ sinh thái vi sinh vật trong đất, làm tăng hàm lượng thuốc BVTV trong sản phẩm làm ra gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe của người tiêu dùng.

  - Canh tác hữu cơ là phương pháp sử dụng các chất hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp: phân bón hữu cơ, áp dụng phương pháp BVTV hữu cơ, bảo quản hữu cơ.

  - Muốn canh tác hữu cơ thì cần có giống sạch (bệnh), đất sạch (không chứa mầm bệnh và các  chất có hại cho cây trồng), nước sạch (cho cả cây trồng và vật nuôi), phân bón sạch (tốt nhất là phân bón hữu cơ vi sinh), thức ăn sạch (cho vật nuôi), phương pháp BVTV sạch và chế phẩm bảo quản sạch (không có hóa chất). Quá trình chuyển từ canh tác vô cơ sang hữu cơ chính là quá trình tạo ra những yếu tố sạch đó.

2.2

Bước 2: Ứng dụng công nghệ cao vào canh tác hữu cơ

     - Trong sản xuất nông nghiệp, khi áp dụng những công nghệ cao, tiên tiến sẽ kiểm soát được trạng thái cây trồng, vật nuôi. Những công nghệ cao này được áp dụng trên tất cả các khâu sản xuất.

   Trước tiên là đối với đất. Trước khi trồng, đất phải được xác định chi tiết trạng thái ban đầu để đảm bảo an toàn cho cây trồng.

    Ngay sau đó là nước. Với thói quen sử dụng nước tưới không qua xử lý (lấy thẳng từ kênh, mương để tưới) nay phải biết chất lượng của nguồn nước đầu vào để xử lý thành nước an toàn rồi mới tưới cây, cho vật nuôi uống hay nuôi thủy sản.

     Tiếp theo là phân bón, Khi tìm ra lời giải cho cả 6 vấn đề đó (giống, đất, nước, phân bón/dinh dưỡng, thuốc BVTV, bảo quản) thì nền nông nghiệp công nghệ cao mới thật sự là an toàn và phát triển bền vững.

  Không chỉ một vài công nghệ tham gia mà là hàng chục, thậm  chí hàng trăm công nghệ dược ứng dụng (riêng trong từng lĩnh vực như công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trường, công nghệ thông tin, công nghệ robot và tự động hóa, logistics,… đã có hàng chục công nghệ khác nhau). Cần nói thêm là việc ứng dụng công nghệ cao chỉ nên áp dụng để phát triển nông nghiệp hữu cơ.

    Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ giúp tăng năng suất và chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, mang lại cho người sản xuất thu nhập ngày càng cao và ổn định.

2.3

 

Bước 3:   Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

     Nếu bước 1 là chuyển đổi, bước 2 là chạy đà thì bước 3 là phát triển bền vững. Cả 3 bước này được thực hiện trong kỷ nguyên số nên chắc chắn công nghệ số là nền tảng cơ bản để thúc đẩy sự phát triển. Bản thân công nghệ số không tác động trực tiếp lên cây trồng, vật nuôi như thức ăn, nước uống nhưng nó giúp cho con người nắm được mọi thông tin về trạng thái sản xuất để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời.

   Trên con đường phát triển nền nông nghiệp hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ cao với công nghệ số làm nền tảng, nhiều vấn đề sẽ này sinh, nhiều bài toán sẽ phải giải trong đó, vai trò của những thành phần tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp hiện nay sẽ thay đổi hoàn toàn.

4

Trách nhiệm, ý thức

Thực hiện đúng nội quy thi, giữ an toàn, trật tự trong quá trình thi.

5

Thời gian

- Thời gian chuẩn: 60 phút

- Thời gian tối đa: 70 phút

 

­­­

III. Phiếu chấm điểm (đính kèm)

 


PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH

Tên nghề

Giám đốc HTX nông nghiệp

Tên mô đun/môn học

Tổng quan về HTX, Luật HTX và các chính sách phát triển HTX ở VN

Trình độ - Bậc kỹ năng nghề

Sơ cấp - Bậc 1

Ngày đánh giá

 

Nơi đánh giá

 

Họ và tên người đánh giá

 

Tổng điểm bài thi

......./100

 

TÊN BÀI KIỂM TRA: 

 Anh/ chị hãy xây dựng quy trình tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong hợp tác xã

 Thời gian bắt đầu:     .... giờ ... phút              Thời gian kết thúc:   ....giờ... phút

Mục

Nội dung

chấm điểm

Số điểm bị trừ

Tổng

điểm (100đ)

Điểm trừ

1

Chuẩn bị

5

 

1.1

Nghe và ký nhận phiếu giao đề kiểm tra thực hành và các phụ lục

Ký và nhận đầy đủ

Thiếu 1 yêu cầu

2

 

0

2

1.2

Nhận giấy làm bài kiểm tra thực hành và vị trí kiểm tra

Đầy đủ giấy và đúng vị trí thi

Sai 1 yêu cầu

3

 

0

3

2

Xây dựng quy trình tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong hợp tác xã

80

 

2.1

Bước 1: Chuyển từ canh tác vô cơ sang canh tác hữu cơ

Đúng và đủ

Sai hoặc thiếu 1 nội dung

25

 

0

3

2.2

Bước 2: Ứng dụng công nghệ cao vào canh tác hữu cơ

Đúng và đủ

Sai hoặc thiếu 1 nội dung

30

 

0

5

2.3

Bước 3:   Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

Đúng và đủ

Sai hoặc thiếu 1 nội dung

25

 

0

2

3

Trách nhiệm, ý thức

5

 

 

Thực hiện đúng nội quy thi, trật tự trong quá trình thi.

Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

5

 

0

5

4

Thời gian

10

 

 

Thời gian chuẩn: 60 phút

Thời gian tối đa: 70 phút

Đúng thời gian

Quá 1-5 phút

10

 

0

2

Quá 6-10 phút

Quá 10 phút

5

10

 

 

 

Tổng điểm bị trừ

 

 

Tổng điểm đạt=100 – Tổng điểm bị trừ