Giáo trình

Hệ thống: HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
Khoá học: GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP - TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
Book: Giáo trình
Được in bởi: Người dùng khách
Ngày: Thứ bảy, 28 Tháng chín 2024, 8:27 PM

1. Những yêu cầu đặt ra và xu hướng sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn tới

- Yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chất lượng, an toàn, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm đó là: Sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt Vietgap, Globalgap, hữu cơ, AseanGAP, EuroGAP, RainForest, hữu cơ, ASC, BAP, MSC CoC, SRP, tem truy suất nguồn gốc sản phẩm; các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong sơ chế, chế biến như GMP, SSOP, HACCP....Chuẩn hóa và tự động hóa quy trình sản xuất kinh doanh; tự động hóa, cơ giới hóa sản xuất, quy trình quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm; đảm bảo nhanh chóng, chính xác an toàn và vệ sinh thực phẩm với các ứng dụng của công nghệ số.

- Yêu cầu về lựa chọn mô hình hợp tác, liên kết trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và hợp tác, liên kết để ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và sản xuất hàng hóa lớn

+ Mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 gắn với liên kết theo chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp dựa trên liên kết doanh nghiệp, tổng công ty, công ty với hợp tác xã, các tổ chức nông dân, nông dân.

+ Mô hình hợp tác, phát triển chuỗi liên kết 03 trục nông sản trụ cột của tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với 05 chuỗi và 01 Chương trình (cà phê, cá tra 3 cấp, chuỗi liên kết ngành hàng lâm sản, chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo, chuỗi trái cây ăn quả và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

+ Mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết theo chuỗi giá trị cho các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu nông sản giai đoạn 2021 - 2025 (Vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng miền núi phía Bắc; vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC vùng Duyên hải miền Trung; vùng nguyên liệu cà phê có chứng nhận vùng Tây Nguyên; vùng nguyên liệu lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long).

Xu hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tập trung đòi hỏi phải đẩy mạnh thực hiện liên kết ngang giữa những người sản xuất và liên kết dọc theo chuỗi giá trị sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu.


2. Một số tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng phổ biến trong nông lâm thủy sản

Một số tiêu chuẩn chứng nhận được áp dụng phổ biến trong sản xuất nông lâm thủy sản ở Việt Nam hiện nay.

Bảng 1. Danh mục tiêu chuẩn chứng nhận áp dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam

STT

Loại tiêu chuẩn chứng nhận

Lúa

Rau màu

Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả

Chăn nuôi

Lâm nghiệp

Thủy sản

1

VietGAP

x

x

x

x

 

x

2

GlobalGAP

x

x

x

x

 

 

3

Hữu cơ

x

x

x

x

 

x

4

SRP

x

 

 

 

 

 

5

UTZ

 

 

Cà phê, ca cao, chè

 

 

 

6

4C

 

 

Cà phê

 

 

 

7

FSC

 

 

 

 

Gỗ, sản phẩm từ rừng, dược liệu

 

8

Rainforest Alliance

 

 

Cà phê, cây ăn quả

 

x

 

9

ASC

 

 

 

 

 

x

10

MSC

 

 

 

 

 

x

11

BAP

 

 

 

 

 

x


3.1. Khái niệm quản trị sản xuất trong HTX nông nghiệp

Quản trị sản xuất trong HTX nông nghiệp là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra hệ thống sản xuất thông qua quá trình chuyển hóa hay biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Phụ thuộc vào quy mô, đặc thù của mặt hàng sản xuất, mỗi HTX sẽ có mô hình quản lý, sản xuất riêng biệt. Dựa theo tiêu chí về chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất sẽ có một số bộ phận chính như:

+ Bộ phận quản lý: Thường là Giám đốc, tổ trưởng, tổ phó tổ sản xuất. Đây là bộ phận đầu não của sản xuất, giữ chức năng quan trọng. Tham mưu cho Ban lãnh đạo HTX trong việc hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn lực để đảm bảo kế hoạch mục tiêu; khai thác và vận hành hiệu quả nguồn lực của HTX.

+ Bộ phận sản xuất: Chính là các hộ xã viên, thành viên HTX.

+ Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm, dụng cụ lao động.


3.2. Các công việc của HTX nông nghiệp

- Phân tích thị trường.

- Căn cứ vào đặc điểm thời tiết lên kế hoạch mùa vụ sản xuất giống gì quy mô bao nhiêu? xuống giống sớm hay muộn.

- Xác định quy trình kỹ thuật đưa vào áp dụng.

- Xác định dịch vụ vật tư, phân bón, dịch vụ giống, hệ thống dịch vụ máy móc, phương thức làm đất.

- Dự kiến thu hoạch; mẫu mã quy cách đóng bao đưa ra thị trường

- Tổ chức thông báo cho hộ thành viên thế nào

- Tập huấn, hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật sản xuất của thành viên HTX.

- Kế hoạch thu hoạch và phương án tiêu thụ với các đối tác.

- Quản trị sản xuất ở hộ nông dân, thành viên HTX: Phân công ai làm sản phẩm gì; lịch mùa vụ; công tác kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật.


4.1. Lựa chọn tiêu chuẩn chứng nhận để áp dụng

Việc áp dụng một tiêu chuẩn chứng nhận trong sản xuất nông lâm thủy sản của HTX nông nghiệp có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

- Theo yêu cầu của đối tác (doanh nghiệp, HTX khác, người thu gom, đại lý,...) liên kết bao tiêu sản phẩm của HTX. Trong trường hợp đối tác cần sản phẩm phải đáp ứng một tiêu chuẩn nhất định thì thường yêu cầu HTX/hộ thành viên phải sản xuất theo tiêu chuẩn do doanh nghiệp/đối tác bao tiêu sản phẩm đưa ra. Ví dụ, doanh nghiệp có thể yêu cầu HTX sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP trong sản xuất lúa; áp dụng tiêu chuẩn ASC trong nuôi tôm; áp dụng tiêu chuẩn UTZ trong canh tác cà phê,…

- Theo yêu cầu của thành viên HTX hoặc của HĐQT HTX. Một số thành viên của HTX có thể yêu cầu HTX áp dụng sản xuất theo một tiêu chuẩn chất lượng nào đó. Tương tự, HĐQT HTX có thể đề nghị các thành viên áp dụng sản xuất theo một tiêu chuẩn chất lượng nào đó.

Việc lựa chọn áp dụng một tiêu chuẩn chứng nhận nào đó trong sản xuất của HTX cần xem xét một số yếu tố sau:

+ Mức độ phức tạp của tiêu chuẩn sản xuất và khả năng áp dụng vào thực tế sản xuất của thành viên. Các tiêu chuẩn chất lượng nhìn chung phức tạp hơn so với quy trình sản xuất thông thường mà hộ nông dân đang áp dụng do:

* Các tiêu chuẩn chất lượng không chỉ yêu cầu các thực hành để đảm bảo chất lượng sản phẩm (cả về an toàn thực phẩm) mà còn nhiều thực hành để đảm về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và cộng đồng, bảo vệ quyền trẻ em, phụ nữ và người yếu thế;

* Một số thực hành sản xuất bổ sung mà trước đây hộ nông dân chưa áp dụng. Ví dụ, hộ nông dân phải ghi nhật ký sản xuất; có tủ đựng thuốc, dụng cụ y tế; có kho/thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật; trong tiêu chuẩn SRP cho lúa thì người sản xuất còn được yêu cầu phải đo mực nước trên đồng ruộng.

* Điều kiện tự nhiên, điều kiện đồng ruộng có khả năng áp dụng tiêu chuẩn không? Một số tiêu chuẩn chất lượng đòi hỏi đồng ruộng phải đáp ứng điều kiện nhất định để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đáp ứng đúng tiêu chuẩn mong muốn và chi phí sản xuất có thể được bù đắp bởi giá bán sản phẩm. Ví dụ, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ thì đồng ruộng phải đảm bảo có thể ngăn được ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật vô cơ từ bên ngoài do gió, nguồn nước; cánh đồng có thuận lợi cho việc kiểm soát chất lượng nguồn nước tưới không?

* Mức độ rủi ro trong sản xuất của việc áp dụng tiêu chuẩn sản xuất đó. Việc áp dụng một số tiêu chuẩn có thể mang lại rủi ro cao hơn cho người sản xuất. Do vây, phương án dự phòng khi có xử lý rủi ro có đảm bảo cho sản xuất không?

Ví dụ: trong trường hợp dịch bệnh, các loại thuốc bảo vệ thực vật được khuyến cáo nhưng không mang lại hiệu quả chống dịch bệnh thì xử lý thế nào? Có sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật khác không? Và nếu sử dụng thì ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và doanh nghiệp có thu mua sản phẩm nữa không?

+ Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận:

HTX cần phải tính toán, dự báo được nếu sản xuất theo một tiêu chuẩn chứng nhận nào đó thì năng suất cây trồng, vật nuôi sẽ như thế nào?

Chất lượng sản phẩm ra sao? Sản phẩm sẽ được tiêu thụ ở đâu, tiêu thụ như thế nào?

Giá bán sản phẩm thế nào?

Chi phí sản xuất bao nhiêu?

Chi phí cho đánh giá và chứng nhận như thế nào?

Nguồn kinh phí nào để chi trả chi phí đánh giá và cấp giấy chứng chứng nhận đạt tiêu chuẩn?

Lợi nhuận trên một đơn vị sản xuất như thế nào?

Mức tăng thêm của lợi nhuận có bù đắp được chi phí và công lao động bỏ ra không?...

Hội đồng quản trị và Giám đốc HTX phải tìm hiểu (qua tham khảo ý kiến các chuyên gia, tham vấn cơ quan quản lý nhà nước, thông tin trên báo, đài, mạng internet,…) và/hoặc trao đổi với doanh nghiệp, đơn vị đánh giá và cấp chứng nhận tiêu chuẩn để trả lời được các vấn đề nêu trên. Một cách nhanh chóng là cán bộ HTX thăm quan, trao đổi với một HTX/ tổ hợp tác khác đã sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận mà HTX mong muốn áp dụng.

- Cán bộ HTX cần phải xem xét và trả lời được các câu hỏi:

+ Khoảng cách thực hành hiện tại của hộ thành viên so với thực hành sản xuất yêu cầu trong tiêu chuẩn chứng nhận dự kiến áp dụng có nhiều không? Với sự hướng dẫn, tập huấn và giám sát thì các hộ thành viên có thực hiện được không? Có tuân thủ đúng quy trình sản xuất không?

+ Rủi ro trong áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận có lớn không? Những biện pháp áp dụng có giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả không?

+ Lợi ích của việc áp dụng một tiêu chuẩn chứng nhận có đủ lớn để thuyết phục thành viên HTX áp dụng không?

Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề trên, cán bộ HTX sẽ trao đổi lại với thành viên HTX về lợi ích, quy trình thực hành áp dụng, các điều kiện bắt buộc áp dụng để thành viên HTX thảo luận và thống nhất. Nếu thành viên HTX đồng ý chủ trương sản xuất theo một tiêu chuẩn chứng nhận nào đó thì cán bộ HTX cần triển khai thực hiện:

+ Đề nghị các thành viên đăng ký tham gia áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận và quy mô áp dụng (diện tích với cây trồng, nuôi trồng thủy sản; số con/sản lượng với chăn nuôi);

- Xây dựng phương án sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận.

HTX chỉ nên sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận khi đã được đảm bảo sản phẩm đầu ra có thị trường tiêu thụ.


4.2. Xây dựng phương án, sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn chứng nhận

4.2.1. Xác định vùng sản xuất và quy mô áp dụng

- Sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận áp dụng trên địa bàn nào (dựa trên yêu cầu đối với địa bàn sản xuất để áp dụng một tiêu chuẩn chứng nhận);

- Trong điều kiện sản xuất theo một tiêu chuẩn chứng nhận đòi hỏi phải có cánh đồng lớn, liền kề nhưng một số hộ có diện tích nằm trong cánh đồng đó không đồng ý tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận chung của HTX thì HTX cần đưa ra phương án xử lý (ví dụ như vận động, thuyết phục tham gia: cán bộ HTX trực tiếp vận động hoặc nhờ đến chính quyền địa phương, người có uy tín để vận động; hoặc HTX thuê lại diện tích của hộ đó);

- Quy mô sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận (ha; số con; sản lượng)

- Bao nhiêu hộ tham gia, với diện tích, sản lượng của hộ là bao nhiêu?

- Bao nhiêu diện tích, sản lượng là sản xuất chung của HTX (từ nguồn lực chung của HTX như đất, ao nuôi, chuồng trại, bãi chăn thả, bãi biển,..)

- Điều kiện của hộ để tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận. Những hộ nào thì được ưu tiên tham gia (ví dụ, hộ có quy mô sản xuất lớn, hộ đã áp dụng sản xuất theo một tiêu chuẩn chứng nhận nào đó, hộ được đánh giá có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành các quy chế, yêu cầu của HTX, của địa phương,...)

4.2.2. Phương án hỗ trợ thành viên áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận

Để tạo thuận lợi, khuyến khích thành viên HTX áp dụng một tiêu chuẩn chứng nhận trong sản xuất thì HTX cần có sự hỗ trợ cho thành viên. Những hỗ trợ cho thành viên nên hướng đến các nội dung mà thành viên phải đầu tư bổ sung so với sản xuất thông thường và đảm bảo thuận lợi cho thành viên tuân thủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận. Các hỗ trợ có thể gồm:

- Tập huấn về tiêu chuẩn chứng nhận, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn;

- Hướng dẫn hộ áp dụng trong quá trình sản xuất;

- Hỗ trợ đầu tư bổ sung để đáp ứng tiêu chuẩn (ví dụ hỗ trợ bảo hộ lao động, biển báo phun thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ đo nước, sổ sách ghi chép,...);

- Hỗ trợ chi phí đánh giá và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn;

- Cung ứng vật tư đầu vào đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, đặc biệt là giống, thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo nông sản có chất lượng đồng đều, tốt.

4.2.3. Xác định cơ chế hỗ trợ, giám sát thành viên tuân thủ quy trình sản xuất

- Xác định rõ cách thức hỗ trợ thành viên trong quá trình sản xuất để xử lý các vấn đề nảy sinh như dịch bệnh mới, thay đổi thời tiết,...

- Xác định các cơ chế giám sát thành viên tuân thủ quy trình sản xuất và cơ chế xử phạt khi thành viên vi phạm quy trình sản xuất, vi phạm hợp đồng đã ký kết.

4.2.4. Xác định phương án tiêu thụ sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn

- Sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn được bán cho ai, cơ chế thu mua như thế nào (thời điểm, địa điểm).

- Giá bán sản phẩm.

- Cơ chế thanh quyết toán.

- Nội dung hợp đồng với doanh nghiệp như thế nào (trong trường hợp có liên kết bao tiêu sản phẩm)

4.2.5. Xác định vai trò của các tác nhân liên quan và hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận

Các hộ thành viên áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận theo định hướng của HTX có thể có những tác nhân sau liên quan: 1) HTX ; 2) Doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm; 3) cơ quan nhà nước; 4) Tổ chức, dự án phát triển. Vì vậy HTX cần xác định rõ vai trò của các tác nhân này trong việc HTX triển khai sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận.

a) Vai trò của hợp tác xã:

- Đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. HTX có thể tiêu thụ sản phẩm cho thành viên thông qua hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, tức là HTX là trung gian để doanh nghiệp hợp đồng mua sản phẩm của thành viên hoặc HTX có thể thu mua sản phẩm của thành viên và tự tổ chức tiêu thụ (ví dụ, HTX mua trái cây sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP của thành viên rồi tiến hành làm sạch, phân loại, đóng hộp và dán nhãn mác của HTX và tổ chức thương mại trái cây);

- Tham gia xây dựng quy trình thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận và tổ chức tập huấn cho thành viên. Thông thường quy trình thực hành sản xuất do cơ quan chuyên môn của nhà nước hỗ trợ xây dựng hoặc do doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, để đảm bảo có sự đồng thuận từ thành viên, cán bộ của HTX nên tham gia vào xây dựng quy trình để đảm bảo các khuyến cáo về quy trình, về sử dụng vật tư đầu vào (giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,..) được hộ thành viên HTX chấp thuận;

- Tổ chức cung cấp vật tư đầu vào và dịch vụ sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn chứng nhận áp dụng. HTX nên tổ chức dịch vụ tập trung để cung cấp vật tư đầu vào và dịch vụ sản xuất cho thành viên nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và tuân thủ đúng quy trình;

- Hỗ trợ và giám sát thành viên áp dụng quy trình sản xuất và tuân thủ hợp đồng ký kết;

- Tiếp nhận hỗ trợ, đầu tư ứng trước từ doanh nghiệp, nhà nước, tổ chức, dự án phát triển và phân phối lại cho hộ thành viên.

b) Vai trò của doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất theo một tiêu chuẩn chứng nhận thì doanh nghiệp có thể có các vai trò, trách nhiệm sau:

- Thống nhất quy trình thực hành sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận mong muốn;

- Đầu tư ứng trước một số vật tư thiết yếu để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có chất lượng mong muốn;

- Trả chi phí đánh giá và chứng nhận tiêu chuẩn chứng nhận;

- Tập huấn cho hộ nông dân về tiêu chuẩn chứng nhận và quy trình thực hành sản xuất;

- Cử cán bộ hướng dẫn, giám sát hộ nông dân thực hành sản xuất;

- Thu mua, thanh toán theo đúng hợp đồng ký kết.

c) Vai trò của nhà nước, các tổ chức phát triển, dự án phát triển

Một số HTX được Nhà nước hoặc dự án phát triển, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ để áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn thì Nhà nước và các tổ chức, dự án phát triển có thể có các vai trò sau:

- Hỗ trợ chi phí đánh giá và cấp chứng nhận tiêu chuẩn;

- Hỗ trợ tập huấn cho hộ thành viên về kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn

- Hỗ trợ một số chi phí để áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ HTX.


4.3. Xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận

4.3.1. Phương pháp xây dựng quy trình thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn

a) Nguyên tắc chung trong xây dựng quy trình thực hành sản xuất:

- Quy trình thực hành sản xuất phải phù hợp với từng loại giống cây trồng vật nuôi, thời vụ sản xuất và điều kiện cánh đồng và thời tiết (dự báo) ở thời vụ đó;

- Quy trình sản xuất phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương; ưu tiên sử dụng các vật tư đầu vào, dịch vụ có sẵn tại địa phương. Ví dụ về sử dụng thuốc BVTV thì ưu tiên sử dụng các loại thuốc BVTV đáp ứng yêu cầu sản xuất những có sẵn bán trên địa bàn.

b) Phương pháp thực hiện

Thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận gắn với yêu cầu về kỹ thuật nên HTX thường thiếu năng lực để xây dựng quy trình sản xuất. Vì vậy, HTX nên có sự tư vấn, hỗ trợ xây dựng quy trình thực hành từ cán bộ kỹ thuật của các đơn vị bên ngoài. HTX có thể yêu cầu hỗ trợ xây dựng quy trình kỹ thuật từ các đơn vị, tác nhân sau:

- Cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp/Phòng KTHT ở địa phương;

- Chuyên gia có kinh nghiệm về sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận mà HTX áp dụng;

- Doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với HTX.

Trong trường hợp HTX không có liên kết với doanh nghiệp thì HTX có thể yêu cầu sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn hoặc của chuyên gia.

Trong trường hợp có liên kết với doanh nghiệp thì việc xây dựng quy trình thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn nên có sự trao đổi thống nhất giữa cả cơ quan chuyên môn Nhà nước, doanh nghiệp và cán bộ HTX. Sự kết hợp này đảm bảo:

- Quy trình thực hành sản xuất cho phép sản xuất ra sản phẩm có chất lượng như yêu cầu của doanh nghiệp;

- Phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất của HTX (điều kiện cánh đồng, điều kiện thời tiết, tập quán canh tác của thành viên HTX, sử dụng các vật tư đầu vào có sẵn tại địa phương,..);

- Phù hợp với kế hoạch sản xuất của địa phương. Sự tham gia của cơ quan chuyên môn Nhà nước tại địa phương cho phép đảm bảo quy trình thực hành sản xuất phù hợp với kế hoạch sản xuất của địa phương, định hướng phát triển sản phẩm của địa phương.

- Tăng cơ hội tuân thủ quy trình canh tác của các thành viên HTX.

4.3.2. Nội dung của quy trình thực hành sản xuất

Các tiêu chuẩn chứng nhận thường chỉ nêu là các nguyên tắc thực hành sản xuất và tiêu chuẩn chứng nhận cần đạt được. Vì vậy, để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận, HTX cần phải xây dựng được quy trình thực hành sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận mà HTX muốn đạt được.

Quy trình sản xuất cần phải đạt được các nội dung sau:

a) Sử dụng vật tư đầu vào

- Quy trình sản xuất phải chỉ định rõ những loại vật tư đầu vào nào phải sử dụng bắt buộc, các vật tư nào được khuyến cáo áp dụng, vật từ đầu vào nào bắt buộc không được sử dụng.

- Vật tư đầu vào gồm: cây giống/con giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, nước tưới, thuốc tăng trưởng,...;

b) Thực hành sản xuất cần tuân thủ

- Các thực hành sản xuất cần thực hiện, phương pháp thực hiện, tần suất và thời điểm thực hiện.

+ Các thực hành sản xuất liên quan đến cây trồng: chuẩn bị đất, gieo sạ/trồng cây, bón phân, biện pháp bảo vệ thực vật, tưới/tiêu nước, diệt cỏ,...

+ Các thực hành sản xuất chăn nuôi: chuẩn bị chuồng trại/ao nuôi, thả giống, thức ăn, thú y, vệ sinh khử trùng, cách ly,...

- Cần nêu rõ các thực hành sản xuất được khuyến cáo áp dụng trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tức là, quy trình sản xuất nên chỉ rõ, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi thì những thực hành nào cần phải thực hiện, những vật tư đầu vào nào cần được sử dụng và liều lượng sử dụng.

Ví dụ, trong chăn nuôi lợn thịt theo VietGAP thì ở giai đoạn vỗ béo lợn cần chỉ rõ những thực hành sản xuất nào cần được thực hiện, thức ăn nào được khuyến cáo sử dụng, những thức ăn, thuốc thú y nào bị cấm sử dụng,…

c) Danh mục các vật tư đầu vào được sử dụng

Quy trình thực hành sản xuất cần nêu rõ danh mục các vật tư đầu vào được sử dụng và/hoặc danh mục vật tư đầu vào bị cấm sử dụng.


4.4. Thống nhất trong HTX về tiêu chuẩn chứng nhận áp dụng

Trước khi triển khai chính thức cần có sự trao đổi, thống nhất trong HTX để khi tổ chức thực hiện thì đạt được kết quả tốt. Cần thông tin cho thành viên nắm được rõ về:

- Lợi ích của việc sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận;

- Những hỗ trợ hộ thành viên nhận được khi thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận;

- Những yêu cầu bắt buộc mà thành viên phải tuân thủ;

- Chế độ kiểm tra, giám sát thực hành của hộ thành viên và chế độ xử phạt khi vi phạm;

- Việc tiêu thụ sản phẩm cho thành viên: giá mua sản phẩm, yêu cầu với sản phẩm, hình thức thanh toán,...

- Chế độ chia sẻ rủi ro,...

- Các vấn đề khác liên quan đến sản xuất theo tiêu chuẩn.

Việc trao đổi với thành viên cần được tổ chức thành cuộc họp. Tốt nhất nên mời các tác nhân khác có liên quan đến việc xây dựng quy trình và tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận tham gia cuộc họp để các tác nhân đó trực tiếp trao đổi với thành viên để đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy. Các tác nhân tham gia cùng có thể là doanh nghiệp liên kết, cán bộ kỹ thuật của cơ quan chuyên môn nhà nước, chuyên gia, tổ chức phát triển,...

Sau khi có sự đồng ý của thành viên với kế hoạch sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận thì HTX cần phải ký hợp đồng với hộ thành viên. Hợp đồng có thể thuộc 1 trong các hình thức sau:

▪ Hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa HTX và doanh nghiệp liên kết. Đây là hợp đồng giữa HTX và doanh nghiệp. HTX đại diện cho các hộ thành viên ký hợp đồng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thành viên tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn cũng cần phải ký vào hợp đồng để chứng minh sự cam kết của hộ thành viên với doanh nghiệp và hợp tác xã.

▪ Hợp đồng ký kết giữa các hộ thành viên, nhóm hộ thành viên với doanh nghiệp liên kết. Trong trường hợp doanh nghiệp yêu cầu ký hợp đồng riêng giữa doanh nghiệp và hộ/nhóm hộ thành viên và HTX chỉ như tác nhân trung gian tham gia hỗ trợ thì HTX cần hỗ trợ để doanh nghiệp ký hợp đồng với từng hộ/nhóm hộ thành viên. HTX cũng cần phải ký vào mỗi hợp đồng này do HTX có vai trò trong việc thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

▪ Trong trường hợp HTX chủ động tiêu thụ sản phẩm thì HTX ký hợp đồng với từng hộ thành viên hoặc nhóm hộ thành viên. Nếu ký với nhóm hộ thành viên thì mỗi hộ trong nhóm cũng cần phải ký vào hợp đồng chung của nhóm.

Trong hợp đồng nên kèm theo yêu cầu áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn và quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn nên là một phần bắt buộc của hợp đồng.


4.5. Tập huấn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn

Sau khi đã thống nhất áp dụng trong HTX và ký hợp đồng và trước khi triển khai thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận, HTX cần tổ chức tập huấn cho tất cả các hộ thành viên tham gia áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn. Nội dung tập huấn gồm:

- Tiêu chuẩn chứng nhận áp dụng. Mục đích để hộ thành viên nắm rõ lợi ích của sản xuất theo tiêu chuẩn đó, những yêu cầu trong việc áp dụng tiêu chuẩn sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận; những khó khăn gặp phải và những giải pháp khắc phục;

- Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận. Đây là nội dung quan trọng cần phải tập huấn kỹ cho hộ thành viên. Học viên nên là người đưa ra quyết định trong sản xuất của hộ hoặc là người tham gia sản xuất chủ yếu của hộ. Việc tập huấn nên rải đều trong nhiều lần và trước mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi để đảm bảo hộ nhớ và tuân thủ thực hiện. Việc tập huấn nên do các đơn vị chuyên môn, chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện.


4.6. Hỗ trợ, giám sát, xử lý vi phạm trong việc thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn

a) Hỗ trợ thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn

Trong quá trình triển khai áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận,

HTX có thể tổ chức hỗ trợ hộ thành viên.

👉Tư vấn, hướng dẫn hộ thành viên áp dụng thực hành sản xuất

Trong quá trình sản xuất, hộ thành viên có thể gặp một số khó khăn trong việc tuân thủ quy trình thực hành sản xuất. Ví dụ như không xác định được dịch bệnh nên không biết biện pháp xử lý hiệu quả; hộ không biết cách ghi nhật ký đồng ruộng;…. Vì vậy, cần có cán bộ thường xuyên hướng dẫn hộ thành viên trong quá trình thực hành sản xuất. Cán bộ hướng dẫn có thể là cán bộ kỹ thuật của HTX hoặc/và cán bộ của doanh nghiệp liên kết (trong trường hợp có liên kết và doanh nghiệp có cán bộ chuyên môn) hoặc cán bộ cơ quan chuyên môn Nhà nước (trong trường hợp được hỗ trợ từ cơ quan nhà nước).

Việc hướng dẫn kỹ thuật có thể thực hiện định kỳ hoặc đột xuất tùy theo tình hình sản xuất thực tế. Để có thể tư vấn, hướng dẫn hiệu quả cán bộ kỹ thuật cần phải đi thăm thực tế cánh đồng sản xuất, nơi chăn nuôi, nuôi trồng. Trong trường hợp gặp vấn đề mà cán bộ kỹ thuật không đủ khả năng xử lý thì cần phải tìm cơ quan, chuyên gia tin cậy để xử lý vấn đề phát sinh.

👉 Tổ chức cung cấp đầu vào và dịch vụ sản xuất

Phần lớn các tiêu chuẩn chứng nhận có yêu cầu cao về chất lượng vật tư đầu vào và trong nhiều trường hợp vật tư đầu vào có chất lượng như yêu cầu không có sẵn trên thị trường của địa phương. HTX nên tổ chức cung cấp dịch vụ đầu vào để đảm bảo chất lượng sản phẩm của mọi thành viên của HTX tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn. Các đầu vào HTX có thể tổ chức cung cấp gồm:

- Giống cây trồng /vật nuôi;

- Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

- Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

- Vật tư phục vụ xây dựng chuồng trại, nhà kính, nhà lưới

Bên cạnh đó, khi sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận thường gắn liền với chất lượng sản phẩm đồng đều và áp dụng trên quy mô lớn. Do vậy, một số thực hành sản xuất nếu từng hộ áp dụng riêng rẽ thì khó đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều hoặc không hiệu quả kinh tế. Vì vậy, HTX tổ chức cung cấp dịch vụ cho thành viên HTX sẽ đảm bảo hơn. HTX có thể tổ chức cung cấp các dịch vụ sau:

- Dịch vụ gieo sạ/ cấy/trồng cây

- Dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật

- Dịch vụ bón phân

- Dịch vụ tưới nước

- Dịch vụ làm cỏ, tỉa cành

- Dịch vụ thu hoạch

Việc tổ chức cung cấp dịch vụ tập trung có nghĩa là hoặc HTX trực tiếp cung cấp dịch vụ khi HTX có máy móc trang thiết bị hoặc HTX hợp đồng với tác nhân khác để cung cấp dịch vụ cho thành viên HTX.

👉Hỗ trợ hộ thành viên ghi chép nhật ký đồng ruộng

Phần lớn sản xuất theo tiêu chuẩn chất yêu cầu ghi chép nhật ký sản xuất hay nhật ký đồng ruộng. Việc ghi chép này là một trong các khó khăn của hộ nông dân trong áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận. Vì vậy cần có sự hỗ trợ của HTX để hộ thành viên có thể ghi chép được. Việc hỗ trợ ghi chép gồm: i) Nhắc nhở các hộ ghi chép thường xuyên, đúng với thực hành sản xuất; ii) Kiểm tra ghi chép nhật ký đồng ruộng và hướng dẫn hộ bổ sung thông tin; iii) Trong trường hợp hộ không có khả năng ghi chép thì HTX ghi chép giúp cho hộ trên cơ sở hỏi thông tin từ hộ.

b) Giám sát và xử phạt vi phạm

Để hạn chế việc hộ thành viên không tuân thủ quy trình sản xuất chuẩn, HTX cần phải có cơ chế kiểm tra giám sát. HTX có thể áp dụng một hoặc đồng thời một số công cụ để giám sát hộ nông dân:

- Giám sát giữa các hộ theo nhóm

- Cử cán bộ giám sát

- Sử dụng công nghệ để theo dõi giám sát

Xử phạt nghiêm khắc các vi phạm của hộ thành viên trong việc áp dụng thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận.

Ví dụ: Biện pháp kiểm tra, giám sát và xử phạt của HTX Bình Hòa Phước với hộ thành viên trong sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP

HTX Bình Hòa Phước tỉnh Vĩnh Long tổ chức cho các hộ thành viên canh tác chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, HTX đã áp dụng các biện pháp sau trong kiểm tra, giám sát và xử phạt thành viên vi phạm:

+ Có cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi thực hành sản xuất của hộ thành viên;

+ Test (kiểm tra) sản phẩm của từng hộ;

+ Thành viên chịu trách nhiệm cho cả lô hàng của HTX nếu sản phẩm bị trả về. HTX dán tem nhãn sản phẩm cho mỗi hộ của HTX, vì vậy có thể phân biệt được sản phẩm của hộ nào không đạt tiêu chuẩn;

+ Nếu phát hiện hộ nào thực hiện không đúng quy trình GlobalGAP thì loại hộ đó, không cho hộ đó tham gia sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP nữa.


4.7. Chia sẻ rủi ro

Ngoài các rủi ro như trong sản xuất thông thường (thiên tai, dịch bệnh) thì sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận có thể chịu rủi ro nhiều hơn so với sản xuất thông thường. Các rủi ro này có thể:

- Dịch bệnh xuất hiện và danh mục các loại thuốc/hóa chất được phép sử dụng không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp với dịch bệnh. Trong trường hợp này, hộ nông dân đứng trước 2 lựa chọn:

+ Lựa chọn 1: Mua hóa chất/thuốc có hiệu quả có thể trừ được dịch bệnh nhưng chất lượng sản phẩm sẽ không đạt được như yêu cầu và sẽ không được doanh nghiệp thu mua. May mắn thì sản phẩm của hộ sẽ được bán như giá bán sản phẩm thông thường. Trong trường hợp này hộ sẽ nhận được lợi nhuận thấp hơn so với sản xuất thông thường do chi phí sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận cao hơn trong khi giá bán như sản phẩm thông thường.

+ Lựa chọn 2: Nếu hộ không sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho phép thì sẽ chịu tổn thất/thiệt hại lớn. Trong một số trường hợp hộ không thể sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật/thuốc thú y ngoài danh mục cho phép do nếu sử dụng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ở vụ thu hoạch đó mà còn ở cả những vụ sau (ví dụ trong sản xuất hữu cơ, nếu thuốc sinh học không hiệu quả thì hộ cũng không thể sử dụng thuốc vô cơ nếu hộ còn muốn tiếp tục sản xuất hữu cơ ở vụ sau).

Vì vậy, cần có cơ chế để chia sẻ rủi ro với hộ nông dân. Trong trường hợp rủi ro khách quan thì HTX, doanh nghiệp có thể cho hộ nông dân nợ lại khoản đầu tư ứng trước và tiếp tục đầu tư cho hộ ở vụ tiếp theo.


4.8. Phân chia lợi ích giữa HTX và hộ thành viên

Nhìn chung, sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho hộ nông dân. Tuy nhiên, với HTX thì sẽ tăng thêm số việc phải làm, cán bộ HTX phải làm việc nhiều hơn, có trách nhiệm nhiều hơn. Vì vậy, HTX cần phải có cơ chế, quy định cụ thể về chia sẻ lợi ích tăng thêm của thành viên cho HTX. Các hình thức chia sẻ lợi ích với HTX có thể là:

- Thành viên trích cho HTX một phần của giá cao hơn khi bán sản phẩm có chứng nhận chất lượng. Phần trích này nhằm bù đắp chi phí cho hoạt động của HTX thực hiện các công việc hỗ trợ thành viên sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Trong trường hợp liên kết chuỗi giá trị với doanh nghiệp và doanh nghiệp chi trả cho HTX một khoản phí để bù đắp chi phí, công sức triển khai hoạt động của HTX thì HTX nên giữ lại toàn bộ để chi trả các chi phí, nếu còn thừa nên đưa vào vốn của HTX.

Ngoài ra, trong trường hợp sản xuất theo tiêu chuẩn mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với sản xuất thông thường, HTX có thể trao đổi với các thành viên để các thành viên dành một phần lợi nhuận tăng thêm của họ để đóng góp vốn điều lệ của HTX nhằm tăng vốn của HTX.


4.9. Tìm kiếm hỗ trợ từ Nhà nước

Nhà nước có chính sách hỗ trợ các HTX áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và nhiều chính sách khác hỗ trợ dành cho HTX để đảm bảo HTX đủ điều kiện tổ chức sản xuất nông nghiệp theo GAP và phát triển bền vững. Vì vậy, khi xây dựng phương án sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận, HTX nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cơ quan chuyên môn của nhà nước (phát triển nông thôn, hợp tác xã, khuyến nông,..) để xây dựng phương án đúng với quy định của nhà nước và biết thông tin những nội dung nào có thể nhận được sự hỗ trợ của nhà nước

5. Truy suất nguồn gốc nông sản và thiết lập mã vùng trồng


5.1. Truy suất nguồn gốc nông sản

a) Lợi ích của truy suất nguồn gốc nông sản

Truy xuất nguồn gốc nông sản đang dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu cần thiết để xuất khẩu vào các thị trường quốc tế. Đồng thời, chức năng của truy xuất nguồn gốc cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin từ quá trình nguồn nguyên liệu đầu vào đến cơ chế sản xuất, quá trình bảo quản, vận chuyển đến khâu phân phối tiêu thụ cuối cùng.

- Truy xuất nguồn gốc nông sản là gì?

Truy xuất nguồn gốc nông sản hiểu đơn giản là cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng, từ sản phẩm cuối cùng về nơi đã sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối.

Tem điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản là tem điện tử có chứa mã xác thực dưới dạng QR Code, được HTX dán lên những sản phẩm do HTX sản xuất và cung cấp. Tem truy xuất cho phép người dùng quét mã ngay trên điện thoại thông minh hoặc nhập mã tra cứu trên phần mềm truy xuất nguồn gốc vqs.vn. Mục đích chính của loại tem này là giúp người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

HTX sẽ kiểm tra nông sản thật kỹ, đóng gói thật cẩn thận trước trước khi đưa ra thị trường và tem truy xuất nguồn gốc lên sản phẩm để bảo đảm hàng chính hãng, ngăn chặn những sản phẩm giả và nhái thương hiệu.


- Nông sản gắn tem truy xuất nguồn gốc có giá trị gì?

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả kém chất lượng được bày bán tràn lan trên thị trường. Chính vì vậy công nghệ truy xuất nguồn gốc đang là một xu thế tất yếu trong ngành kinh doanh sản xuất và cung ứng thực phẩm.

- Áp dụng thành công công nghệ truy xuất nguồn gốc vào quy trình nuôi trồng sản xuất nông sản đã mang lại những giá trị tiêu biểu gì?

+ Đối với HTX:

* Khi ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc HTX được chứng nhận đáp ứng yêu cầu sản phẩm để lưu hành trong nước và quốc tế và được phép tích hợp với hệ thống truy xuất quốc gia.

* Đồng thời, HTX còn có thể quản lý đầy đủ hồ sơ nông trại, vùng sản xuất, nhà xưởng đóng gói, nhà máy chế biến theo tiêu chuẩn GS1 toàn cầu.

* HTX dễ dàng chứng minh được năng lực sản xuất, chất lượng, sản lượng và tính ổn định của sản phẩm thông qua thông tin, nhật ký điện tử.

* Sản phẩm của HTX sẽ không bị đánh đồng với những sản phẩm cùng loại kém chất lượng và không thực hiện truy xuất nguồn gốc.

* Góp phần gia tăng thương hiệu, giúp HTX tạo được niềm tin đến khách hàng nhiều hơn.


+ Đối với khách hàng:

* Mục đích của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc là HTX công khai minh bạch thông tin hàng hóa, từ đó giúp nhận diện cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, nhận diện nguy cơ tiềm ẩn có thể phát sinh không an toàn cho người tiêu dùng.

* Thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm được cập nhật liên tục và công khai trên hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc ngay từ những khâu ban đầu của chuỗi sản xuất.

* Các sản phẩm áp dụng truy xuất nguồn gốc đều được gắn mã QR CODE, giúp dễ dàng kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ.

* Chỉ với thao tác quét mã QR CODE được dán trên sản phẩm bằng smartphone, người mua hàng đã có thể nắm được đầy đủ thông tin nguồn gốc của sản phẩm được đóng gói. Giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm chính hãng, chất lượng nhất. Đồng thời hạn chế được nỗi lo về hàng nhái, hàng giả và hàng kém chất lượng.

* Những thông tin truy xuất được từ tem sẽ giúp người tiêu dùng lợi hơn trong việc dụng sản phẩm. Người tiêu dùng tin tưởng vào HTX và an tâm sử dụng sản phẩm của HTX.

+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

* Không chỉ với HTX và người tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc nông sản còn mang lại lợi ích cho nhà nước và xã hội:

* Bài trừ hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và HTX.

* Hỗ trợ nhà nước, cơ quan chính quyền trong quá trình quản lý những sản phẩm do các HTX cung cấp.

* Đơn vị quản lý sẽ dễ dàng hơn trong việc truy xuất khi có sự có phát sinh về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái,…

b) Quy định về quy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn được quy định tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNNPTNT ngày 18/5/2018 của Bộ nông nghiệp và PTNT.


5.2. Thiết lập mã vùng trồng

a) Quy định về thiết lập mã vùng trồng

Việc thiết lập mã vùng trồng thực hiện theo Quyết định số 248/QĐ-BVTV- KH ngày 30/11/2020 của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở đợt 5 năm 2020. Trong đó, ban hành tiêu chuẩn cơ sở Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng TCCS 774:2020/BVTV.


b) Nội dung thiết lập mã vùng trồng

- Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát sinh vật gây hại; truy xuất nguồn gốc nông sản.

- Hướng dẫn thiết lập mã vùng trồng:

+ Yêu cầu chung

+ Trong trường hợp vùng trồng gồm nhiều điểm sản xuất, cần sử dụng thống nhất một quy trình quản lý sinh vật gây hại.

+ Vùng trồng cần đảm bảo kiểm soát sinh vật gây hại ở mức độ phổ biến thấp và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của các nước nhập khẩu.

+ Vùng trồng phải được kiểm tra và cấp mã số lần đầu trước vụ thu hoạch nội dung kiểm tra tùy thuộc vào từng đối tượng cây trồng và yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trước mỗi vụ thu hoạch, các mã số vùng trồng cần đăng ký lại; trong trường hợp không đăng ký lại thì mã số sẽ bị thu hồi.

+ Trường hợp có thay đổi về diện tích vùng trồng, người đại diện, số hộ nông dân tham gia; người đại diện phải cập nhật, báo cáo cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh xác minh lại thông tin và báo cáo cho Cục Bảo vệ thực vật (Cục BVTV).

+ Yêu cầu về diện tích:

* Đối với cây ăn quả: Tối thiểu 10 ha.

* Đối với rau gia vị: Tùy theo diện tích thực tế của nhà lưới/nhà kính và yêu cầu của nước nhập khẩu.

* Cây trồng khác: tuân theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

* Trong trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu có vùng đệm hoặc các yêu cầu khác về diện tích thì thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

+ Yêu cầu về sinh vật gây hại và biện pháp quản lý:

* Quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật phải có biện pháp quản lý để đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

* Có biện pháp quản lý cụ thể cho từng nhóm sinh vật gây hại theo hàng hóa và phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

+ Yêu cầu về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

* Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

* Tuân thủ quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc bốn (04) đúng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và thời gian cách ly để đảm bảo dư lượng không vượt ngưỡng cho phép của nước nhập khẩu.

+ Yêu cầu về ghi chép thông tin:

* Có nhật ký canh tác ghi chép chi tiết các hoạt động tác động lên cây trồng trong 01 vụ canh tác.

* Nhật ký canh tác cần được ghi chép sau mỗi lần chăm sóc hoặc tác động lên cây trồng và trong cả quá trình sản xuất. Các thông tin bắt buộc phải ghi chép bao gồm:

* Giai đoạn phát triển của cây trồng.

* Sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình điều tra.

* Nhật ký bón phân: ngày bón, loại phân bón, tổng lượng phân bón, phương pháp bón.

* Nhật ký sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: ngày xử lý, tên thương mại, tên hoạt chất, lý do sử dụng, liều lượng.

* Ghi chép thông tin liên quan đến thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: sản lượng dự kiến, sản lượng thực tế.

* Các hoạt động khác (nếu có)

* Trong trường hợp vùng trồng gồm nhiều hộ gia đình không áp dụng chung một quy trình sản xuất thì mỗi hộ trong vùng trồng có 01 nhật ký canh tác; trường hợp vùng trồng áp dụng cùng một quy trình sản xuất thì có thể sử dụng chung một nhật ký hoặc riêng nhật ký cho từng hộ.


c) Cơ quan nhà nước quản lý mã vùng trồng:

- Cục Bảo vệ thực vật: là cơ quan cấp, thu hồi và hủy mã số vùng trồng; thông báo và thực hiện việc xác nhận mã số vùng trồng với nước nhập khẩu.

- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh

+ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp mã số, tổ chức kiểm tra thực địa vùng trồng, đánh giá giám sát theo đề nghị của chủ/đại diện vùng trồng.

+ Quản lý, giám sát vùng trồng đã được cấp mã số đảm bảo vùng trồng luôn duy trì việc đáp ứng yêu cầu hoặc quy định của nước nhập khẩu.

+ Báo cáo và đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp, duy trì, thu hồi, hủy mã số vùng trồng dựa trên kết quả kiểm tra, giám sát.

+ Báo cáo định kỳ về công tác quản lý vùng trồng cho Cục Bảo vệ thực vật



PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA THÀNH VIÊN HTXNN GIAI ĐOẠN “…………”

STT

Chỉ tiêu

ĐV tính

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

Năm thứ 4

Năm thứ ….

1

Số thành viên tham gia sản xuất sản phẩm của HTX NN

 

 

 

 

 

 

2

Quy mô diện tích canh tác, đầu con bình quân

 

 

 

 

 

 

3

Năng suất bình quân

 

 

 

 

 

 

4

Sản lượng sản phẩm cung ứng cho HTX NN sơ chế, hoàn thiện sản phẩm để tiêu thụ tập trung (nếu có, nếu lựa chọn)

 

 

 

 

 

 

5

Giá bình quân thu gom của HTX NN

 

 

 

 

 

 

6

Doanh thu từ sản xuất sản phẩm của thành viên

 

 

 

 

 

 

7

Ước tính chi phí sản xuất bình quân (không tính công lao động của hộ gia đình)

 

 

 

 

 

 

8

Tổng thu nhập (gồm cả công lao động của hộ gia đình)

 

 

 

 

 

 

9

Hiệu quả kinh doanh

 

 

 

 

 

 

10

Thu nhập bình quân/đơn vị canh tác, nuôi trồng

 

 

 

 

 

 

11

Thu nhập bình quân/1 hộ thành viên hay 1 nhân khẩu của gia đình các thành viên

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA THÀNH VIÊN HTX NN NĂM ……

- Giống: ……………………………………………………...

- Tiêu chuẩn, công nghệ áp dụng: .............................................

- Phẩm cấp, quy cách đóng gói, bao bì sản phẩm (nếu có) ……

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Vụ/ Tháng ……

Vụ/ Tháng ………

Vụ/Tháng ……

Tổng cả năm

1

Diện tích (quy mô đàn vật nuôi)

 

 

 

 

 

2

Năng suất

 

 

 

 

 

3

Sản lượng

 

 

 

 

 

3

Giá thu gom từ HTX NN

 

 

 

 

 

4

Tổng doanh thu

 

 

 

 

 

5

Tổng chi phí chưa bao gồm công lao động của hộ gia đình thành viên

 

 

 

 

 

6

Tổng thu nhập (bao gồm cả công lao động gia đình)

 

 

 

 

 

7

Thu nhập bình quân

 

 

 

 

 

-

Tính trên đơn vị canh tác (nuôi, trồng)

 

 

 

 

 

-

Tính trên 1 nhân khẩu