Giáo trình
Hệ thống: | HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ |
Khoá học: | GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP - TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP |
Book: | Giáo trình |
Được in bởi: | Người dùng khách |
Ngày: | Thứ năm, 9 Tháng một 2025, 2:56 AM |
Table of contents
- 1. Khái niệm và sự cần thiết của phương án sản xuất kinh doanh trong HTX nông nghiệp
- 1.1. Khái niệm
- 1.2. Sự cần thiết của phương án sản xuất kinh doanh trong HTX nông nghiệp
- 1.3. Phân biệt PASXKD, kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh thường niên trong HTX
- 1.4. Nguyên tắc lập phương án sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp
- 1.5. Các căn cứ cơ bản để lập PASXKD của HTX nông nghiệp
- 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng PASXKD
- 2. Nội dung, quy trình, phương pháp xây dựng PASXKD
- 2.1. Nội dung chính của PASXKD
- 2.2. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh
- 2.2.1. Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh trong khu vực HTX trong 03 năm gần nhất
- 2.2.2. Kết quả nghiên cứu, phân tích nhu cầu dịch vụ của thành viên và danh sách các dịch vụ HTX dự kiến thực hiện trang 3 năm gần nhất
- 2.2.3. Phân tích ma trận SWOT có tác động đến PASXKD trong HTX
- 2.2.4. Mục tiêu của PASXKD
- 2.2.5. Mô tả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong PASXKD
- 2.2.6. Các hoạt động hỗ trợ thực hiện PASXKD
- 2.2.7. Phân tích hiệu quả xã hội và tác động môi trường của PASXKD
- 2.2.8. Phân tích đầu tư và tài chính của các dịch vụ trong PASXKD
- 3. Tổ chức điều hành và thực hiện PASXKD trong HTX
1.1.1 Phương án sản xuất kinh doanh (PASXKD)
Phương án sản xuất kinh doanh (business project) là tổng hợp các phân tích đánh giá, lựa chọn và tác nghiệp một cách có hệ thống dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu định lượng về hiệu quả kinh tế của một hoặc nhiều thương vụ kinh doanh cụ thể.
PASXKD được coi như một bản tường trình về kế hoạch hành động cho thương vụ kinh doanh. Trong kinh doanh, PASXKD đóng vai trò rất quan trọng. Các nghiệp vụ giao dịch phân tích lựa chọn khách hàng được tổng hợp lại trong PASXKD là một nghiệp vụ kiểm định tính khả thi của thương vụ kinh doanh.
Lập PASXKD chi tiết là một lần rà soát cơ hội kinh doanh và dự đoán cũng như kiểm soát rủi ro của thương vụ kinh doanh đó. Các nhà quản trị kinh doanh quốc tế hay các nhân viên nhiều kinh nghiệm thường coi trọng nghiệp vụ này và luôn coi đó như là một cách thể hiện chính thức các quyết định về kinh doanh.
1.1.2 Khái niệm về PASXKD trong HTX nông nghiệp
PASXKD trong HTX nông nghiệp bao gồm các yếu tố của một PASXKD nói chung, nhưng có điểm khác biệt là các bên liên quan của PASXKD của doanh nghiệp sẽ chú trọng đến việc mang lợi nhuận tối đa cho chủ sở hữu và nhà đầu tư trong khi PASXKD của HTX sẽ chú trọng đến thành viên HTX và cộng đồng nơi HTX hoạt động bên cạnh nhà đầu tư.
1.2. Sự cần thiết của phương án sản xuất kinh doanh trong HTX nông nghiệp
- Giúp đội ngũ lãnh đạo HTX đưa ra các quyết định nhằm đáp ứng các mục tiêu và mục tiêu đã định, phân bổ các nguồn lực phù hợp với định hướng chiến lược của HTX
- Là bản tổng hợp các tình huống, lựa chọn, phân tích đánh giá nên nó có vai trò như là bản kế hoạch tổng quát nhất: Đề cập từ lý do lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, bán hàng, thị trường, giá cả... đến các giải pháp thực hiện về vốn, vùng sản xuất, nhân sự...
- Có vai trò quyết định đối với sự thành công hay thất bại của một thương vụ kinh doanh vì nó tường trình đầy đủ các giải pháp, chỉ tiêu và hiệu quả kinh tế ở hiện tại và cả trong tương lai gần.
- Tăng cường sự trao đổi thông tin và tạo ra sự đồng thuận về mục tiêu của PASXKD.
Phương án sản xuất kinh doanh (business project) là tổng hợp các phân tích đánh giá, lựa chọn và tác nghiệp một cách có hệ thống dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu định lượng về hiệu quả kinh tế của một hoặc nhiều thương vụ kinh doanh cụ thể.
Kế hoạch chiến lược (business strategy) hay là kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn của HTX là tài liệu mô tả việc dự báo quá trình sản xuất kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của HTX trong dài hạn (thường trong khoảng 5 – 10 hoặc 15 năm) bao gồm các nội dung: xác định phương hướng kinh doanh, lựa chọn chiến lược cạnh tranh, dự báo mục tiêu phấn đấu, nhiệm vụ thực hiện, biện pháp bảo đảm, chính sách hỗ trợ.
Kế hoạch kinh doanh (business plan) hàng năm của HTX là tài liệu mô tả việc dự báo quá trình kinh doanh của HTX trong năm kế hoạch (năm tới) bao gồm các nội dung: phương hướng kinh doanh, mục tiêu phấn đấu, nhiệm vụ thực hiện, biện pháp đảm bảo, chính sách hỗ trợ trong năm kế hoạch.
1.4. Nguyên tắc lập phương án sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp
♦️Một: Nguyên tắc mục tiêu. Các hoạt động quản lý đều hướng tới đạt những mục tiêu nhất định, trong đó hoạt động lập PASXKD. Do đó, mục đích phải hướng các cá nhân, bộ phận vào việc hoàn thành mục tiêu chung.
♦️Hai: Nguyên tắc hiệu quả. Các nguồn lực của HTX luôn có hạn trong khi đó mong muốn của chúng ta là vô hạn. Vì vậy, một yêu cầu cơ bản của các kế hoạch là đảm bảo tính hiệu quả. Tức là phấn đấu đạt được kết quả nhất định nhưng với chi phí về nguồn lực thấp nhất, hoặc với một nguồn lực nhất định phải đem lại kết quả cao nhất.
♦️Ba: Nguyên tắc linh hoạt. PASXKD là những dự kiến về các hoạt động trong tương lai, trong khi các hoạt động trong tương lai luôn thay đổi, chính vì vậy, mà bản thân các PASXKD cũng chỉ mang tính tương đối. Do đó, các kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo tính linh hoạt để giảm bớt các rủi ro do các biến cố không mong đợi phát sinh.
♦️Bốn: Nguyên tắc đảm bảo cam kết. Các kế hoạch trong PASXKD luôn có phương án tổ chức đi kèm, tức là có sự phân công trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện việc quản lý các nguồn lực, thực thi các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Chỉ một trong các cá nhân hoặc bộ phận không hoàn thành trách nhiệm của mình về số lượng, chất lượng hay tiến độ đều dẫn đến kết quả không hoàn thành kế hoạch và lãng phí nguồn lực. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện PASXKD phải đảm bảo thực hiện đúng các cam kết ghi trong kế hoạch và hợp đồng
♦️Năm: Nguyên tắc toàn diện, ăn khớp nhịp nhàng. Khi xây dựng PASXKD, HTX nông nghiệp phải tính toán sao cho các phương án thành phần ăn khớp với nhau về thời gian, tiến độ nhằm bảo đảm sự kết nối nhịp nhàng giữa các lĩnh vực, khu vực, bộ phận và cá nhân.
♦️Sáu: Nguyên tắc nhân tố hạn chế và rủi ro. Khi xây dựng PASXKD chúng ta đã tự giả định quá trình kinh doanh diễn ra trong điều kiện, môi trường bình thường. Nhưng khi triển khai thực hiện, HTX nông nghiệp thường gặp phải những hạn chế, khó khăn thậm trí rủi ro. Do đó, chúng ta cần dự đoán những khó khăn, hạn chế có thể xảy ra và tính trước các phương án dự phòng các biến cố có thể xẩy ra để chủ động phòng chống và hạn chế thiệt hại.
♦️Bảy: PASXKD phải xuất phát từ thị trường. PASXKD của HTX nông nghiệp không chỉ dựa vào lợi thế, thế mạnh của địa phương mà còn phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường, nhu cầu của khách hàng, của thành viên của HTX nông nghiệp và nhu cầu của đối tác. Nói cách khác, PASXKD của HTX nông nghiệp được dự báo dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu của khách hàng, đối tác chứ không phải là dựa vào mong muốn chủ quan của HTX nông nghiệp, của ban lãnh đạo, quản lý HTX nông nghiệp.
♦️Tám: PASXKD phải phù hợp với thực tiễn khách quan. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng với các HTX nông nghiệp sản xuất nông sản, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp vì sản xuất nông sản và kinh doanh nông nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm “tính vùng” của đồng đất và khí hậu, thời tiết của từng vùng vả đặc điểm sinh học của loại vật nuôi cây trồng cụ thể.
♦️Chín: PASXKD phải bảo đảm tính cân đối. Về bản chất, PASXKD là bảng cân đối giữa mục tiêu với nhiệm vụ; cân đối giữa quy mô, chất lượng sản phẩm với nguồn lực và biện pháp thực hiện; cân đối giữa biện pháp quản trị với hệ thống chính sách hỗ trợ. Khi bảo đảm tính cân đối cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm tính khả thi của PASXKD trong tương lai. Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng phải dựa trên hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật khoa học sát với thực tiễn.
1.5. Các căn cứ cơ bản để lập PASXKD của HTX nông nghiệp
Hệ thống thông tin chuẩn xác là các căn cứ khoa học và thực tế cho việc xây dựng PASXKD. Những căn cứ đó là:
- Kết quả sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp trong các năm vừa qua;
- Kết quả phân tích môi trường, thị trường, khách hàng và phân tích nội bộ HTX nông nghiệp hiện nay và xu hướng trong tương lai;
- Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật (định mức lao động, đơn giá nhân công, định mức vật tư, định mức nhiên liệu...);
- Đối với các HTX nông nghiệp, các chỉ tiêu về năng suất vật nuôi cây trồng của từng mùa vụ, hạng đất, giống, năm trồng là căn cứ đặc biệt quan trọng trong xây dựng kế hoạch kinh doanh khi xác định sản lượng, dự báo doanh thu, hoạch định nguồn lực, dự toán tài chính.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng PASXKD
PASXKD có thể bị tác động bởi các yếu tố sau:
* Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
- Điều kiện tự nhiên: đất đai, địa hình, khí hậu thời tiết địa phương;
- Tình hình kinh tế chung và mức sống của người dân tại địa phương;
- Những phong tục, tập quán truyền thống tại địa phương;
- Các chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch tại địa phương;
- Sự thay đổi, phát triển của khoa học công nghệ;
- Chính sách, pháp luật của nhà nước trung ương, chính quyền địa phương;
- Những biến động về kinh tế, xã hội của thị trường thế giới và khu vực.
* Các yếu tố thuộc môi trường vi mô ngành:
- Nhà cung cấp của HTX nông nghiệp;
- Khách hàng hiện tại và tiềm năng của HTX nông nghiệp;
- Đối thủ cạnh tranh của HTX nông nghiệp;
- Đối thủ tiềm ẩn của HTX nông nghiệp;
- Sản phẩm, dịch vụ thay thế cho những sản phẩm, dịch vụ của HTX nông nghiệp, có mức giá rẻ hơn.
* Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ HTX nông nghiệp
- Quy mô, chất lượng nguồn lực có thể huy động của HTX nông nghiệp;
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
- Năng lực quản trị của HTX nông nghiệp và hiệu quả mối quan hệ của HTX nông nghiệp với chính quyền địa phương.
2.1. Nội dung chính của PASXKD
(Thông tư số 07/2019/TT-KBKHĐT ngày 8/4/2019)
Phần 1. Tổng quan về tình hình thị trường và khả năng tham gia của HTX
- Tổng quan về tình hình thị trường
- Đánh giá khả năng tham gia thị trường của hợp tác xã
- Căn cứ pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của hợp tác xã
Phần 2. Giới thiệu về HTX
- Giới thiệu tổng thể
+ Tên hợp tác xã
+ Địa chỉ trụ sở chính
+ Vốn điều lệ
+ Số lượng thành viên
+ Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh
- Tổ chức bộ máy và giới thiệu chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy của hợp tác xã
Phần 3. Phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội phát triển và thách thức của hợp tác xã
- Phân tích cạnh tranh
- Mục tiêu và chiến lược phát triển của hợp tác xã
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã
+ Nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm của thành viên
+ Dự kiến các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của HTX căn cứ vào hợp đồng dịch vụ với thành viên hoặc hợp đồng lao động đối với thành viên (đối với trường hợp HTX tạo việc làm)
+ Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng hợp đồng dịch vụ với thành viên hoặc hợp đồng lao động đối với thành viên (đối với trường hợp HTX tạo việc làm)
- Kế hoạch marketing
- Phương án đầu tư cơ sở vật chất, bố trí nhân lực và các điều kiện khác phục vụ sản xuất, kinh doanh
Phần 4. Phương án tài chính
- Phương án huy động và sử dụng vốn
- Phương án về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong 03 năm đầu
- Phương án tài chính khác
Phần 5. Kết luận
2.2. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh
2.2.2. Kết quả nghiên cứu, phân tích nhu cầu dịch vụ của thành viên và danh sách các dịch vụ HTX dự kiến thực hiện trang 3 năm gần nhất
2.2.3. Phân tích ma trận SWOT có tác động đến PASXKD trong HTX
2.2.4. Mục tiêu của PASXKD
2.2.5. Mô tả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong PASXKD
2.2.6. Các hoạt động hỗ trợ thực hiện PASXKD
2.2.7. Phân tích hiệu quả xã hội và tác động môi trường của PASXKD
2.2.8. Phân tích đầu tư và tài chính của các dịch vụ trong PASXKD
2.2.1. Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh trong khu vực HTX trong 03 năm gần nhất
HTX sử dụng thông tin trong báo cáo năm hoặc báo cáo nhiệm kỳ gần nhất để nắm được các thông tin này. Ví dụ:
- Kết quả thực hiện các hoạt động các dịch vụ: khối lượng, chất lượng dịch vụ cung cấp..
- Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu tài chính như: doanh thu, lợi nhuận, các quỹ HTX, tình hình công nợ…
- Kết quả thành viên tham gia vào HTX: số lượng thành viên, số lượng thành viên sử dụng sản phẩm, dịch vụ HTX cung cấp, số lượng thành viên tham gia các cuộc họp thảo luận về hoạt động của HTX…
- Các vấn đề nổi bật trong nhiệm kỳ qua
HTX cần đánh giá được hiện trạng và xác định các điểm mạnh, điểm yếu của mình. Điểm mạnh là những yếu tố phát sinh từ bên trong HTX, giúp HTX có thể thực hiện tốt PASXKD.
Sẽ tốt hơn, nếu HTX có được số liệu (ít nhất) từ 3 - 5 năm và cần phân tích động thái liên hoàn và động thái định gốc để tính được mức độ tăng trưởng bình quân và xu hướng phát triển trong quá khứ. Số liệu phân tích trên sẽ là một trong những căn cứ cho việc dự báo ban đầu về mục tiêu và nhiệm vụ trong tương lai.
2.2.2. Kết quả nghiên cứu, phân tích nhu cầu dịch vụ của thành viên và danh sách các dịch vụ HTX dự kiến thực hiện trang 3 năm gần nhất
HTX cần tổ chức điều tra nhu cầu SX, kinh doanh, DV của thành viên để từ đó, xây dựng phương án và các chương trình hoạt động của HTX một cách phù hợp. Nội dung chủ yếu của việc điều tra gồm:
- Thông tin chung về thành viên;
- Thông tin liên quan đến hiện trạng SX, tiêu thụ, thuận lợi và khó khăn;
- Thông tin về quy mô SX, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dự kiến trong những năm tiếp theo;
- Thông tin về nhu cầu của thành viên đối với các loại dịch vụ;
- Những ý kiến đóng góp của thành viên đối với chất lượng hoạt động dịch vụ của hợp tác xã;
- Một số thông tin khác HTX muốn thăm dò để phục vụ cho việc quản lý điều hành và phát triển trong những năm tiếp theo.
HTX có thể sử dụng mẫu phiếu điều tra gồm các câu hỏi tùy theo tình hình cụ thể của từng HTX. Số liệu sau khi điều tra sẽ được tổng hợp, xử lý và đưa ra kết quả dự đoán về những hoạt động kinh doanh, dịch vụ của HTX trong thời gian tới.
Ví dụ: Những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của ông/bà là gì? (Hãy chọn và khoanh tròn nhiều nhất là 3 mục mà ông/bà cho là quan trọng nhất)
1. Giá nông sản quá rẻ
2. Giá nông sản bấp bênh
3. Quy mô sản xuất nhỏ
4. Việc mở rộng quy mô sản xuất không được như ý
5. Giá thành sản xuất nông nghiệp cao
6. Thiếu sự hướng dẫn về kỹ thuật và quản lý
7. Sản lượng nông nghiệp thấp
8. Chưa nhạy bén trong kinh doanh nông sản (chưa dự đoán tốt nhu cầu thị trường)
9. Thiếu thông tin về nông nghiệp
10. Khó áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn
11. Khác
Lưu ý: HTX vừa phục vụ khách hàng bên trong (thành viên) vừa phục vụ khách hàng bên ngoài (công ty cung cấp vật tư đầu vào, công ty tiêu thụ đầu ra, chính quyền địa phương...) và HTX chỉ nên thực hiện các dịch vụ nào mà cá nhân thành viên không làm được, hoặc làm được nhưng hiệu quả không cao.
2.2.3. Phân tích ma trận SWOT có tác động đến PASXKD trong HTX
a) Phân tích môi trường bên ngoài – phát hiện cơ hội kinh doanh và những thách thức, trở ngại cần vượt qua
Ø Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của HTX nông nghiệp
- Những yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên (đất đai, nông hóa thổ nhưỡng, mặt nước; khí hậu: nhiệt độ, nắng gió, độ ẩm….; vị trí địa lý, địa hình; danh lam thắng cảnh tự nhiên).
- Những điều kiện xã hội (tăng trưởng dân số; cơ cấu độ tuổi; di dân và nguồn lao động; cơ cấu giới tính, sức khỏe, nghề nghiệp; trình độ học vấn chung; an sinh xã hội, an ninh xã hội địa phương; phong tục tập quán sản xuất, lối sống; văn hóa lễ hội, tôn giáo; di tích lịch sử, tôn giáo).
- Những điều kiện kinh tế và thị trường địa phương (mức sống, thu nhập; sản phẩm, dịch vụ chính, phụ, phụ trợ; quy mô, cơ cấu các ngành nghề phổ biến hiện nay; sản phẩm đặc sản; sự phát triển ngành nghề truyền thống; sự phát triển các mô hình kinh doanh mới; sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; sự phát triển chợ, thị trường khu vực kinh doanh thương mại; quy hoạch kinh tế - kỹ thuật của địa phương).
- Những điều kiện hạ tầng kỹ thuật, công nghệ (hệ thống thủy lợi; hệ thống giao thông; hệ thống năng lượng; hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công; tỷ lệ diện tích quy hoạch và xây dựng cánh đồng lớn; mức độ cơ giới hóa; Mức độ áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; tình trạng bảo vệ và xử lý môi trường).
- Những điều kiện chính trị - pháp luật (sự quan tâm của chính quyền địa phương; chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ; chính sách thuế với nông sản trong nông nghiệp ở nông thôn; chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn…; chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn…).
Ø Phân tích môi trường vi mô ngành của HTX ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của HTX nông nghiệp:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại;
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn;
- Nhà cung cấp;
- Khách hàng;
- Sản phẩm, dịch vụ thay thế.
Để giúp cho việc phân tích từng yếu tố trên thuận lợi, cách phân tích tốt nhất là phân tích các yếu tố trên theo cấu trúc marketing mix và so sánh ngay với thực trạng năng lực marketing hiện nay của HTX nông nghiệp để nhận diện ngay những điểm mạnh, yếu của HTX nông nghiệp.
Nhận diện đối thủ cạnh tranh trên 4 khía cạnh: về thiết kế sản phẩm; về giá thành và giá cả; về hệ thống phân phối; về xúc tiến thương mại, tiếp thị. Đánh giá tiềm năng đối thủ cạnh tranh: năng lực nguồn lực, công nghệ và tài chính; năng lực quan hệ, thương mại và thị trường.
Khẳng định, nhận diện và định vị các nhà cung cấp về 4 khía cạnh: về sản phẩm; về giá thành và giá cả; về hệ thống phân phối; về xúc tiến thương mại và tiếp thi. Đánh giá tiềm năng nhà cung cấp: năng lực về công nghệ và tài chính; năng lực quan hệ, thương mại và thị trường.
Nhận diện khách hàng trên các khía cạnh: nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm; nhu cầu và khả năng về tài chính; nhu cầu về hệ thống phân phối, xu hướng áp dụng cách thức mua hàng; nhu cầu về xúc tiến thương mại và tiếp thi. Khả năng duy trì và phát triển khách hàng mục tiêu: khả năng duy trì khách hàng cũ; khả năng phát triển khách hàng mới.
Nhận diện khả năng xuất hiện sản phẩm, dịch vụ thay thế về 4 khía cạnh: về công dụng và lợi ích của sản phẩm; về giá thành và giá cả; về hệ thống phân phối; về xúc tiến thương mại và tiếp thị.
Phân tích từng yếu tố nhằm nhận diện những khó khăn (thách thức), thuận lợi (cơ hội) khách quan do các yếu tố đó gây ra ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp.
Cách tốt nhất, để nhận diện cơ hội, nguy cơ của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới PASXKD củ HTX là thiết kế các câu hỏi cho từng yếu tố cụ thể để các cá nhân có thể trả lời dễ dàng.
b) Phân tích môi trường bên trong – xác định khả năng của HTX và những yếu kém cần hoàn thiện
Bước nghiên cứu và phân tích môi trường nội bộ này bao gồm các nội dung:
- Phân tích nguồn lực (quy mô, chất lượng nguồn lực) và khả năng khai thác nguồn lực của HTX: đất đai, tài nguyên gắn liền với đất; tài sản, máy móc, thiết bị; nguồn lực kỹ thuật công nghệ; nguồn nguyên liệu chính; nguồn lực nhân lực quản lý, lãnh đạo; nguồn lực nhân lực thành viên HTX NN; vốn và khả năng huy động vốn của HTX NN.
- Phân tích kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ của HTX trong quá khứ. Nội dung cần phân tích là:
+ Kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của HTX: Quy mô, cơ cấu sản lượng sản phẩm, dịch vụ; khả năng cung ứng; sản lượng hàng hóa dịch vụ; chi phí, cơ cấu chi phí, giá thành; giá bán; lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế;
+ Năng lực cạnh tranh của HTX nông nghiệp: năng lực cạnh tranh về chất lượng, sản phẩm; năng lực cạnh tranh về giá cả và phương thức thanh toán; năng lực cạnh tranh về phân phối và phương thức vận chuyển; năng lực cạnh tranh về phong cách tiếp thị, chăm sóc khách hàng.
- Phân tích hệ thống quản lý và hệ thống chính sách kinh doanh của HTX: bộ máy quản lý HTX nông nghiệp và cơ chế điều hành; hệ thống quản trị marketing và chính sách với khách hàng, đối tác; hệ thống quản trị sản xuất của thành viên và các chính sách với thành viên HTX nông nghiệp và thành viên liên kết; hệ thống quản trị chế biến, hoàn thiện sản phẩm của HTX nông nghiệp và chính sách với người lao động; hệ thống quản trị dịch vụ cưng ứng và tiêu thụ tập trung…
c) Phân tích ma trận SWOT và lựa chọn chiến lược cạnh tranh
Bước này bao gồm 3 nội dung:
- Tổng hợp những điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và nguy cơ (T) để xây dựng bảng ma trận SWOT
- Tổng hợp các nhóm chiến lược cạnh tranh từ ma trận SWOT
- Phân tích để lựa chọn chiến lược cụ thể mà HTX sẽ theo đuổi trong tương lai. Khi phân tích ma trận SWOT, các HTX thường đứng trước sự lựa chọn của 4 nhóm chiến lược sau:
♦️ Nhóm chiến lược 1 (S-O): Sử dụng điểm mạnh của HTX để khai thác cơ hội do môi trường bên ngoài đem lại
♦️ Nhóm chiến lược 2 (W-O): Khắc phục điểm yếu của HTX để tận dụng cơ hội do môi trường đem lại
♦️ Nhóm chiến lược 3 (S-T): Sử dụng điểm mạnh của HTX để phòng chống nguy cơ của môi trường bên ngoài
♦️ Nhóm chiến lược 4 (W-T): Khắc phục điểm yếu của HTX để phòng chống nguy cơ của môi trường bên ngoài.
Điều quan trọng nhất trong phân tích các nhóm chiến lược này là xác định hay lựa chọn hành động cụ thể (hay biện pháp cụ thể) để thực thi trong thực tế.
Bảng 6.1. Các nhóm chiến lược và các chiến lược cụ thể củatừng nhóm chiến lượ
Ghi chú: Cách tốt nhất để liệt kê và lựa chọn các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện từng nhóm chiến lược là sử dụng phương pháp tham khảo chuyên gia và phương pháp đồng tham gia của các cán bộ quản lý HTX và có thể mở rộng đối với các thành viên của HTX có trình độ cao, giàu kinh nghiệm.
2.2.4. Mục tiêu của PASXKD
a) Mục tiêu chung
Mục tiêu chung, còn gọi là mục tiêu tổng thể, thể hiện kết quả mà HTX cần đạt được.
Ví dụ: Cơ giới hóa hoạt động sản xuất của thành viên nhằm nâng cao chất lượng đồng đều của sản phẩm của HTX.
b) Mục tiêu cụ thể
Căn cứ vào các mục tiêu chung, HTX xây dựng các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu cụ thể thường phải thể hiện được các thang đo lường để so sánh và đánh giá như: số lượng, đơn vị tính, quy mô, tỷ lệ phần trăm, thời gian đạt được…
Ví dụ: Đảm bảo ít nhất 80% diện tích sản xuất được thu hoạch bằng cơ giới, số thành viên tham gia chiếm ít nhất 80% và nâng cao giá trị sản phẩm lên ít nhất 15%.
Một số yêu cầu cần có của mục tiêu cụ thể:
- Ngắn gọn, dễ hiểu, có tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện;
- Thực tế, dựa trên khả năng của HTX để đạt được kết quả trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường;
- Thể hiện thời gian cụ thể để hoàn thành.
2.2.5. Mô tả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong PASXKD
Để tất cả các thành viên cùng ban quản lý điều hành, bộ máy giúp việc cùng hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ mà HTX cung cấp, PASXKD nên mô tả sản phẩm, dịch vụ đó là gì, mục đích, cách thức thực hiện, phân công tổ/nhóm nào...
- Kế hoạch sản xuất của Thành viên HTX nông nghiệp;
- Kế hoạch sơ chế (nếu có) của HTX nông nghiệp;
- Kế hoạch chế biến (nếu có) của HTX nông nghiệp;
- Kế hoạch cung ứng vật tư nông nghiệp tập trung qua HTX nông nghiệp (nếu có);
- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tập trung qua HTX nông nghiệp (nếu có);
- Kế hoạch tổ chức kênh phân phối - bán hàng (nếu có).
2.2.6. Các hoạt động hỗ trợ thực hiện PASXKD
Ø Xây dựng kế hoạch về đầu tư, nhân lực
Phần này có hai kế hoạch đặc biệt quan trọng:
- Kế hoạch xây dựng đầu tư mua sắm, xây dựng cơ bản
- Kế hoạch nhân lực.
Bảng 6.2. Phương án bố trí nguồn nhân lực
TT |
Vị trí/công việc |
Diễn giải/yêu cầu/nguồn |
Số lượng (người) |
Thời gian làm việc (tháng) |
Đơn giá |
Thành tiền |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Ø Xây dựng kế hoạch về marketing
Ø Kế
hoạch tài chính
- Kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có).
- Kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động.
Bảng 6.4 Kế hoạch nhu cầu vốn và huy động
TT |
Nguồn vốn |
Nhu cầu |
|
1 |
Vốn sẵn có của HTX |
|
|
2 |
Vốn huy động thêm từ thành viên |
|
|
3 |
Vốn vay (lãi suất:…. %/tháng) |
|
|
4 |
Vốn tài trợ |
|
|
5 |
Vốn khác |
|
2.2.7. Phân tích hiệu quả xã hội và tác động môi trường của PASXKD
Một vài hiệu quả xã hội của các HTX nông nghiệp: (i) là cầu nối trong việc thực hiện các chủ trương của Nhà nước về kinh tế tập thể, tạo ra giá trị vật chất (thu nhập) phục vụ phát triển kinh tế, cung ứng các dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho khu vực nông thôn; (ii) tạo tính đoàn kết trong cộng đồng ở nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập và sử dụng thời gian nhàn rỗi của người dân; (iii) là cầu nói trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, từ đó giúp bà con nâng cao được năng lực sản xuất và đạt hiệu quả cao hơn; (iv) góp phần lớn cho công tác phúc lợi xã hội ở địa phương như làm cầu, đường, tặng tập vở cho trẻ em nghèo hiếu học của thành viên HTX và nông dân ở nông thôn.
Là tổ chức cộng đồng làm kinh tế có tính tự chủ cao nhất; huy động và phát huy được tối đa sức mạnh tập thể trong bảo vệ môi trường; gắn kết được số đông người dân từ khu vực nông thôn, HTX phát huy vai trò của kinh tế hợp tác trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện PASXKD2.2.8. Phân tích đầu tư và tài chính của các dịch vụ trong PASXKD
HTX dự báo doanh thu, chi phí, thu nhập (cũng là “lợi nhuận” theo Luật HTX 2012) của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua quá trình hoạt động, HTX nên trích lập quỹ lương từ thu nhập trước thuế để trả thù lao, tiền lương cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và bộ máy giúp việc nhằm đảm bảo đời sống và tạo phần động lực khuyến khích làm việc hiệu quả.
Thu nhập sau thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được trích quỹ theo luật định (quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ ít nhất 20% thu nhập sau thuế và quỹ dự phòng tài chính ít nhất 5%). Sau đó, phân phối cho thành viên theo mức độ sử dụng DV và theo mức độ vốn góp sao cho phân phối theo mức độ sử dụng DV phải lớn hơn theo mức độ vốn góp.
Bảng 6.5 Phương án về doanh thu, chi phí, thu nhập (*) và phân phối
TT |
Tên hạng mục |
Diễn giải |
Năm … |
Hướng dẫn |
I |
DOANH THU |
|
|
I= 1.1+1.2+.. |
1.1 |
DT từ thành viên |
|
|
|
1.2 |
DT ngoài thành viên |
|
|
|
II |
CHI PHÍ |
|
|
II=2.1+2.2+… |
2.1 |
Giá vốn hàng bán |
|
|
|
2.2 |
Chi phí trực tiếp |
|
|
|
2.3 |
Chi phí gián tiếp |
|
|
|
2.4 |
|
|
|
|
III |
THU NHẬP TRƯỚC LƯƠNG |
TN=DT-CP |
|
III=I-II |
IV |
Trả lương ban quản lý điều hành, bộ máy giúp việc (ví dụ 20% thu nhập) |
|
|
IV=III x 20% |
V |
Thuế TNDN |
|
|
V= VI x 17% |
VI |
Thu nhập tính thuế |
|
|
|
6.1 |
Thu nhập miễn thuế |
|
|
|
6.2 |
Thu nhập chịu thuế TNDN |
|
|
|
VII |
Thu nhập sau thuế của HTX |
|
|
VII=III-IV-V |
VIII |
Trích lập các quỹ |
|
|
VIII = 8.1+8.2+8.3 |
8.1 |
Quỹ đầu tư phát triển (ít nhất 20%) |
|
|
8.1=VII x 20% |
8.2 |
Quỹ dự phòng tài chính (ít nhất 5%) |
|
|
8.2=VII x 5% |
8.3 |
Quỹ khen thưởng, phúc lợi… (ví dụ 5%) |
|
|
8.3=VII x 5% |
IX |
Thu nhập đem đi phân phối của HTX |
|
|
IX=VII-VIII (Quy đổi về 100% để phân phối theo mức độ sử dụng DV và theo vốn góp) |
9.1 |
PP theo mức độ sử dụng DV…..% |
|
|
|
9.2 |
PP theo mức độ góp vốn ……% |
|
|
|
3.1. Giao nhiệm vụ cho các đơn vị, bộ phận cá nhân trong HTX
Trong bước này HTX cần thực hiện các nội dung sau:
* Truyền đạt kế hoạch: Tổ chức giao nhiệm vụ kế hoạch cho các bộ phận cá nhân trong HTX NN tham gia thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của HTX nông nghiệp.
* Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành
- Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Bố trí nhân sự cho phù hợp với cơ cấu tổ chức và kế hoạch kinh doanh mới.
- Cơ chế phân công, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong HTX nông nghiệp* Thực hiện các hoạt động đàm phán thương lượng, ký kết hợp đồng giữa HTX nông nghiệp với đối tác, giữa HTX nông nghiệp với các thành viên.
* Đôn đốc, động viện
và chỉ đạo, điều hành các bộ phận, cá nhân trong HTX nông nghiệp thực hiện kế hoạch.
3.2. Giám sát, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch
Khi chỉ đạo điều hành hoạt động, cán bộ HTX cần phải thực hiện 3 công việc quan trọng của hoạt động giám sát, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch sau đây:
- Xác định những khó khăn vướng mắc, những hạn chế đặc biệt là những sai lệch về kết quả thực hiện khối lượng, chất lượng, tiến độ công việc và thái độ phục vụ như đã cam kết hay ghi trong kế hoạch so với yêu cầu và mục tiêu;
- Phân tích nguyên nhân, xác định trách nhiệm;
- Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân điều chỉnh những sai lệch;
- Sử dụng các nguồn lực dự phòng để thực hiện các hoạt động điều chỉnh.3.3. Đánh giá và tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch
HTX thực hiện sơ kết và tổng kết để đánh giá các nội dung sau:
- Mức độ hoàn thành các kế hoạch về số lượng, chất lượng, tiến độ;
- Mức độ hoàn thành kế hoạch về hiện vật, giá trị, doanh thu, chi phí, thu nhập.
- Mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn, lao động và tài sản.
- Mức thu nhập của người lao động và của thành viên qua các khoản chia theo mức độ sử dụng dịch vụ và vốn góp.
- Mức độ hài lòng của khách hàng, thành viên và đối tác.
- Các khoản thu, phải thu và phải thanh toán.