Giáo trình
Hệ thống: | HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ |
Khoá học: | GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP - TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP |
Book: | Giáo trình |
Được in bởi: | Người dùng khách |
Ngày: | Thứ năm, 9 Tháng một 2025, 3:42 AM |
Table of contents
- 1. Phát triển liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 1.1. Giới thiệu về chuỗi giá trị
- 1.2. Mục đích xây dựng liên kết chuỗi giá trị
- 1.3. Các hình thức liên kết chuỗi giá trị
- 1.4. Một số mô hình liên kết chuỗi giá trị
- 1.5. Hướng dẫn quy trình triển khai hoạt động phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
- 1.6. Chính sách hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp
- Phụ lục 1: Hồ sơ hỗ trợ liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
- 2. Phát triển sản phẩm OCOP trong hợp tác xã nông nghiệp
- 2.1. Giới thiệu khái niệm sản phẩm và sản phẩm OCOP
- 2.1.1 Sản phẩm
- 2.1.2. Sản phẩm OCOP
- 2.2. Đặc trưng của sản phẩm OCOP
- 2.3. Danh mục các sản phẩm trong chương trình OCOP
- 2.4. Tiêu chí lựa chọn, đánh giá sản phẩm OCOP
- 2.5. Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
- 2.5.1. Mục đích
- 2.5.2. Nguyên tắc đặc thù với sản phẩm OCOP
- 2.5.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
- a) Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
- b) Lựa chọn sản phẩm đã có đăng ký tham gia sản phẩm OCOP
- c) Thiết lập và phân tích ma trận SWOT
- d) Đăng ký tham gia chương trình OCOP ở địa phương
- đ) Quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm
- 2.5.4. Các bước thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP
- 2.5.5. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm
- a) Giao nhiệm vụ kế hoạch cho các đơn vị, cá nhân trong HTX NN
- b) Triển khai thực hiện kế hoạch chu trình OCOP hàng năm của HTX
- c) Triển khai, điều hành, giám sát, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch hàng năm
- d) Đánh giá và tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm
- e) Phân tích kết quả đánh giá sản phẩm OCOP
- Phụ lục Phát triển sản phẩm OCOP
1. Phát triển liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
1.1. Giới thiệu về chuỗi giá trị
1.2. Mục đích xây dựng liên kết chuỗi giá trị
1.3. Các hình thức liên kết chuỗi giá trị
1.4. Một số mô hình liên kết chuỗi giá trị
1.5. Hướng dẫn quy trình triển khai hoạt động phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
1.6. Chính sách hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp
1.1. Giới thiệu về chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động liên quan đến một ngành hàng nông sản bao gồm các hoạt động có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, tổ chức sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng, với mục tiêu tạo ra hoặc làm tăng giá trị cho nông sản.
Chuỗi giá trị đại diện cho một nhóm các hoạt động liên kết với nhau nhằm chuyển hóa nguyên liệu thô sơ thành sản phẩm hàng hóa, đồng thời giúp tạo nên giá trị cho sản phẩm. Chuỗi giá trị thường bao gồm các nhân tố con người, các hoạt động giúp cải tiến sản phẩm thông qua kết nối nhà sản xuất, nhà chế biến và thị trường.
Các hoạt động trong chuỗi giá trị bao gồm từ việc phát triển và phân phối các giống cây trồng và vật nuôi, cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận tải, khảo sát thị trường, bán sản phẩm cho đến vấn đề quản lý chất lượng, tài chính, nguồn lực, cơ sở hạ tầng.
Lợi ích của chuỗi giá trị trong nông nghiệp là giúp các mắt xích phát triển rời rạc liên kết với nhau để tăng sức cạnh tranh và giá trị cho nông sản, góp phần nâng cao thu nhập cho nhà nông, hợp tác xã. Xây dựng chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông sản là một trong những giải pháp quan trọng để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của toàn ngành nông nghiệp.
Năm hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị bao gồm:1.2. Mục đích xây dựng liên kết chuỗi giá trị
Trong bối cảnh sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, việc liên kết theo chuỗi giá trị là rất cần thiết, giúp người dân, tổ chức sản xuất và doanh nghiệp chế biến, thương mại, kết nối với nhau để đạt được những lợi ích, cụ thể:
- Cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường: Là cơ hội sản xuất ra sản phẩm có chất lượng (vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng theo tiêu chuẩn cụ thể như VietGap, GlobalGap...) khi các nhà sản xuất, chế biến và phân phối cùng nhau xây dựng các cơ chế để theo dõi sản phẩm thông qua chuỗi liên kết.
- Tăng hiệu quả sản xuất: Giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả trên thị trường của các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến và phân phối thông qua hoạt động cùng nhau trên cơ sở kế hoạch cụ thể và rõ ràng.
- Định vị được sản phẩm trên thị trường: Cho phép người sản xuất, chế biến và thương mại tiếp cận một sản phẩm cụ thể, chia sẻ thông tin và giải quyết các vấn đề trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và thương mại. Người tiêu dùng truy được nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm.
- Tạo sự ổn định trong sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm: Mang lại cơ hội cho các tác nhân chia sẻ rủi ro và chi phí sản xuất, phát triển thị trường. Cùng nhau tổ chức sản xuất, chia sẻ và giải quyết các vướng mắc, tổ chức sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, hiệu quả và có tính cạnh tranh hơn.
1.4. Một số mô hình liên kết chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị được xây dựng trên cơ sở có 3 nhóm yếu tố tham gia, đó là nội dung liên kết trong chuỗi giá trị, tác nhân tham gia chuỗi và mối liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Căn cứ vào tác nhân tham gia và mối liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi, có 4 mô hình liên kết chuỗi được xây dựng như sau.
1.4.1. Mô hình 1: Doanh nghiệp + HTX/tổ nhóm/nông dân
Mô hình liên kết này được hình thành thông qua hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp (DN) và các hợp tác xã, nông dân để thực hiện các hoạt động sản xuất.
Bảng 3.1. Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia liên kết ở mô hình 1
Nhiệm vụ |
Doanh nghiệp |
Hợp tác xã/tổ nhóm/nông dân |
1 |
Cam kết mua sản phẩm của các HTX/ tổ nhóm/ nông dân |
Tổ chức sản xuất, thu gom sản phẩm của các thành viên để bán cho DN |
2 |
Cung cấp giống, vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) |
Có thể đảm nhận cung ứng vật tư nếu DN không thực hiện dịch vụ cung ứng
|
3 |
Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất |
Được DN/HTX ứng trước vật tư, hướng dẫn kỹ thuật và bán sản phẩm trực tiếp cho DN hoặc thông qua HTX |
1.4.2. Mô hình 2: Doanh nghiệp + Đại lý/thương lái + Hộ sản xuất/tổ nhóm
Mô hình liên kết này được xây dựng trên cơ sở doanh nghiệp kết nối với sản xuất thông qua một đơn vị trung gian là đại lý hoặc thương lái. Đây là một mô hình ít sự ràng buộc ngoài việc thu mua sản phẩm.
Bảng 3.2. Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia liên kết ở mô hình 2
Nhiệm vụ |
Doanh nghiệp |
Đại lý/thương lái |
Hộ sản xuất/tổ nhóm |
1 |
Mua sản phẩm từ các đại lý/thương lái |
Thu gom sản phẩm từ nông dân bán lại cho doanh nghiệp |
Bán sản phẩm cho đại lý/ thương lái
|
2 |
Có thể thực hiện các hình thức cam kết khác như: cung cấp tín dụng cho đại lý/thương lái để thu mua sản phẩm |
|
Được doanh nghiệp hỗ trợ hướng dẫn và giám sát về kỹ thuật đến từng hộ gia đình đối với một số sản phẩm đặc thù về chất lượng, tiêu chuẩn như: giống, sản phẩm hữu cơ... |
1.4.3 Mô hình 3: HTX/Tổ nhóm tự tổ chức sản xuất hoặc liên kết
Mô hình này được thực hiện với vai trò điều phối, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã hoặc tổ nhóm.
Bảng 3.3. Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia liên kết ở mô hình 3
Nhiệm vụ |
HTX/Tổ Nhóm |
1 |
Tự tổ chức cho các thành viên sản xuất thông qua điều lệ |
2 |
Thu mua sản phẩm của thành viên, hộ gia đình bên ngoài để tự tổ chức tiêu thụ, bán trực tiếp cho hệ thống phân phối (siêu thị, cửa hàng phân phối...) |
1.4.4 Mô hình 4: Cơ sở thương mại + HTX/Tổ nhóm/hộ gia đình
Hình thức liên kết này khá phổ biến hiện nay, được thực hiện ở rất nhiều các lĩnh vực sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi… Tuy nhiên, điểm yếu của hình thức này là chỉ ràng buộc về mua bán sản phẩm và hợp đồng miệng, do đó hợp đồng rất dễ bị phá vỡ bởi người nông dân và các cơ sở khi có sự biến động về thị trường hoặc các xung đột về nội dung cam kết không được giải quyết tốt (giá bán, thời điểm, cách xác định chất lượng…).
Bảng 3.4. Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia liên kết ở mô hình 4
Nhiệm vụ |
Cơ sở thương mại |
HTX/TN/hộ gia đình |
1 |
Là tổ chức thường không có tư cách pháp nhân, đóng vai trò là một tác nhân tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, người kết nối giữa sản xuất và thị trường |
Tổ chức sản xuất, tổ chức cho các thành viên chia sẽ về kỹ thuật, thu gom sản phẩm để cung ứng cho đại lý. |
2 |
Liên kết với HTX/Tổ nhóm/hộ gia đình để sản xuất và bao tiêu sản phẩm |
|
3 |
Cam kết thực hiện cung ứng về giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật |
|
1.5. Hướng dẫn quy trình triển khai hoạt động phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
Căn cứ vào kế hoạch, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xây dựng và phê duyệt danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cho từng giai đoạn, thường là giai đoạn 5 năm. Hiểu được trình tự của quy trình triển khai hoạt động của các cấp, từ Trung ương đến địa phương, sẽ thuận lợi cho hợp tác xã có thông tin cần thiết khi tham gia vào liên kết chuỗi giá trị.
1.5.1 Lập và phê duyệt danh mục các dự án liên kết
a. Quy trình xây dựng danh mục các dự án liên kết chuỗi giá trị
Việc xây dựng danh mục các dự án từ cấp xã đến cấp huyện, tỉnh được thực hiện theo 4 bước như hình 3.3.
b. Quy định về bổ sung danh mục dự án
Hằng năm, trên cơ sở nhu cầu, định hướng và sự phát triển hoạt động sản xuất tại địa phương, danh mục các dự án có thể sửa đổi, bổ sung. Quy trình lập danh sách dự án được bổ sung cũng được thực hiện theo quy trình lập và phê duyệt danh mục dự án
1.5.2 Hồ sơ và trình tự thủ tục hỗ trợ liên kết
a. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết
1 - Đơn đề nghị của chủ trì liên kết (theo Mẫu số 01);
2 - Dự án liên kết (theo Mẫu số 02) hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết (theo Mẫu số 03);
3 - Bản thỏa thuận cử đơn vị chủ trì liên kết (theo Mẫu số 04) đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau;
4 - Bản sao chụp các chứng nhận hoặc bản cam kết về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường (theo Mẫu số 05).
Hình 3.3. Quy trình xây dựng danh mục các dự án
b. Trình tự thủ tục
Bảng 3.5. Trình thự phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết
Bước |
Đơn vị phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết |
|
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh |
Uỷ ban nhân dân cấp huyện |
|
1 |
Chủ trì liên kết gửi 1 bộ hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định hồ sơ |
Chủ trì liên kết gửi 1 bộ hồ sơ tới Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế |
2 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt nếu hồ sơ được Hội đồng thẩm định của Sở thông qua |
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế có tờ trình trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét phê duyệt nếu hồ sơ được Hội đồng thẩm định của Ủy ban thông qua |
3 |
Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết |
Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được tờ trình của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh Tế , Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết |
1.6. Chính sách hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp
a. Điều kiện được hỗ trợ
- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Giấy chứng nhận/cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường
- Liên kết đảm bảo ổn định
+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 1 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm
+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 1 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm
- Dự án liên kết/kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
b. Đối tượng được hỗ trợ
- Nông dân, chủ trang trại, người được ủy quyền đối với hộ nông dân, tổ hợp tác.
- Cá nhân, người được ủy quyền đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã.
- Doanh nghiệp.
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện Nghị định số 98/NĐ-CP của Chính phủ.
c. Nội dung hỗ trợ
- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết
+ Chủ trì liên kết được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300,0 triệu đồng bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường
- Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết
+ Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 10,0 tỷ đồng.
- Hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm.
+ Ngoài phần hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết quy định như trên, các bên tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng mô hình khuyến nông
- Đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường
- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ/03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã;
- Ngân sách hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
2.1. Giới thiệu khái niệm sản phẩm và sản phẩm OCOP
2.1.1 Sản phẩm
Sản phẩm là tất cả những gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của người tiêu dùng.
Sản phẩm có thể là những vật thể (sản phẩm hữu hình) hay dịch vụ (sản phẩm vô hình).
Trên giác độ sản xuất, cung ứng, cấu trúc sản phẩm bao gồm hai bộ phận cấu thành: hình thức sản phẩm và nội dung sản phẩm.
Trên giác độ
marketing, về mặt cấu trúc, một sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh sẽ được chia làm 3
lớp: lớp nhân, lớp giữa và lớp ngoài cùng
Cấu trúc sản phẩm theo quan điểm marketing
2.1.2. Sản phẩm OCOP
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) giai đoạn 2018-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ- TTg ngày 07/5/2018, và đã được 63 tỉnh thành triển khai thực hiện.
Theo QĐ 490/QĐ-TTg, sản phẩm OCOP là các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.
Các sản phẩm OCOP khác với
các sản phẩm bình thường dựa trên các đặc trưng sau:
2.3. Danh mục các sản phẩm trong chương trình OCOP
2.4. Tiêu chí lựa chọn,
đánh giá sản phẩm OCOP
Toàn bộ các sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP được đánh giá và xếp hạng dựa trên Bộ Tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm được ban hành trong Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ tiêu chí đánh giá nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch (nhóm 6) được quy định trong phụ lục II Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 8/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.Phân hạng sản phẩm OCOP
Xếp Hạng |
Điểm |
Phân cấp |
05 sao |
Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm |
Cấp quốc gia, có thể xuất khẩu |
04 sao |
Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến 89 điểm |
Cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao |
03 sao |
Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến 69 điểm |
Cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao |
02 sao |
Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến 49 điểm |
Chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao. |
01 sao |
Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm |
Khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao. |
2.5.1. Mục đích
Giúp HTX nông nghiệp:
2.5.2. Nguyên tắc đặc thù với sản phẩm OCOP
Bao gồm 3 nguyên tắc sau:
Một: phải định hướng từng bước đạt tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường mà khách hàng và thị trường yêu cầu và pháp luật quy định.
Hai: phải hướng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm cơ sở cho việc gia tăng giá trị cho sản phẩm OCOP:
+ giúp cư dân địa phương thay đổi tư duy mới
+ giúp cư dân địa phương thay đổi kiến thức, kỹ năng canh tác.
+ giúp cư dân địa phương thay đổi tác phong làm việc, lế lối canh tác
Ba: Nguyên tắc phát huy nội lực của cộng đồng và nguyên tắc đồng tham gia của các thành viên trong Hợp tác xã trong xây dựng chiến lược và kế hoạch
+ phải là sản phẩm của cộng đồng do cộng đồng, tập thể các thành viên HTX dân chủ lựa chọn, đồng thuận quyết định và đồng hành thực hiện theo đúng cam kết.
+ Chương trình OCOP là chương trình tự giác và HTX và các thành viên HTX tự lực, tự tin thực hiện nhằm phát huy nội lực, khai thác lợi thế, tiềm năng nội bộ. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;
2.5.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
a) Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
b) Lựa chọn sản phẩm đã có đăng ký tham gia sản phẩm OCOP
c) Thiết lập và phân tích ma trận SWOT
d) Đăng ký tham gia chương trình OCOP ở địa phương
đ) Quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm
a) Quy trình xây dựng
chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
Được trình bày như sơ đồ
sau :
b) Lựa chọn sản phẩm đã có đăng ký tham gia sản phẩm OCOP
Các công việc phải làm trong việc lựa chọn sản phẩm đã có đăng ký tham gia sản phẩm OCOP bao gồm:
- Lên danh sách các sản phẩm có tiềm năng
+ Liệt kê các sản phẩm đã có của địa phương hoặc của HTX
+ So sánh các sản phẩm hiện có trong danh sách với danh mục sản phẩm OCOP
- Thống nhất tiêu chí đánh giá lựa chọn
+ Mức độ phù hợp của tên sản phẩm/dịch vụ
+ Khả năng hoàn thiện quy cách sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
+ Khả năng phát triển quy mô sản lượng, năng lực sản xuất
+ Khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh
+ Khả năng giải quyết về vấn đề nhân lực
+ Khả năng giải quyết về vấn đề nguyên liệu
+ Khả năng giải quyết vấn đề vốn
+ Khả năng hoàn thiện, phát triển sản phẩm
- Thảo luận dân chủ, đánh giá tính khả thi và hiệu quả: phương pháp đánh giá lựa chọn tốt nhất là phương pháp dân chủ, phát huy tính chủ động tích cực tham gia của cộng đồng.
Biểu mẫu phiếu đánh giá lựa chọn sản phẩm đã có đăng ký tham gia sản phẩm OCOP như sau:
c) Thiết lập và phân tích ma trận SWOT
Nội dung 1:Tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ để xây dựng bảng ma trận SWOT cho sản phẩm OCOP của HTX NN như bảng tổng hợp sau.
CƠ HỘI |
THÁCH THỨC |
1- Nhóm những cơ hội của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: |
1- Nhóm những thách thức của môi trường vĩ mô ảnh hưởng quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: |
- Nhóm các cơ hội của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng |
- Nhóm các thách thức của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP |
- Nhóm các cơ hội của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP của HTX NN |
- Nhóm các thách thức của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP của HTX NN |
- Nhóm các cơ hội của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN |
- Nhóm các thách thức của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN |
2- Nhóm những cơ hội của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: |
2- Nhóm những thách thức của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: |
- Nhóm các cơ hội của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng |
- Nhóm các thách thức của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng |
- Nhóm các cơ hội của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP của HTX NN |
- Nhóm các thách thức của môi trường vi mô ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP của HTX NN |
- Nhóm các cơ hội của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN |
- Nhóm các thách thức của môi trường vi mô ngành ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN |
ĐIỂM MẠNH |
ĐIỂM YẾU |
1- Nhóm những điểm mạnh của HTX NN về nguồn lực ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: |
1- Nhóm những điểm yếu kém của HTX NN về nguồn lực ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: |
- Nhóm các điểm mạnh của HTX NN ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng |
- Nhóm các yếu của HTX NN ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng |
- Nhóm các điểm mạnh ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP |
- Nhóm các điểm yếu ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP của HTX NN |
- Nhóm các điểm mạnh ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN |
- Nhóm các điểm yếu ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN |
2- Nhóm những điểm mạnh của HTX NN về hiệu quả kinh doanh ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: |
2- Nhóm những điểm yếu kém về hiệu quả kinh doanh ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: |
- Nhóm các điểm mạnh của HTX NN ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng |
- Nhóm các điểm yếu kém của HTX NN ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng |
- Nhóm các điểm mạnh ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP |
- Nhóm các điểm yếu kém ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP của HTX NN |
- Nhóm các điểm mạnh ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN |
- Nhóm các điểm yếu kém ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN |
3- Nhóm những điểm mạnh của HTX NN về quản trị - điều hành ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: |
3- Nhóm những điểm yếu kém của HTX NN về quản trị - điều hành ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN: |
- Nhóm các điểm mạnh của HTX NN ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng |
- Nhóm các yếu kém của HTX NN ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP phát huy sức mạnh cộng đồng |
- Nhóm các điểm mạnh ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP |
- Nhóm các điểm yếu kém ảnh hưởng tới hoạt động marketing sản phẩm OCOP HTX NN |
- Nhóm các điểm mạnh ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN |
- Nhóm các điểm yếu kém ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN |
Nội dung 2: Từ thông tin tổng hợp từ ma trận SWOT trên HTX NN cần thảo luận để xác định và lựa chọn giải pháp chiến lược cho sản phẩm OCOP của HTX NN.
Điều quan trọng nhất trong bước này là lựa chọn giải pháp chiến lược hay hành động chiến lược cụ thể cho từng chiến lược thành phần trong chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN:
- Giải pháp chiến lược cụ thể nào cho việc hoàn thiện phát triển các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm, phát triển sản phẩm, phát huy sức mạnh cộng đồng
- Giải pháp chiến lược cụ thể cho cho việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động matketing sản phẩm OCOP của HTX NN, phát triển thị trường
- Giải pháp chiến lược cụ thể cho việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP của HTX NN
d) Đăng ký tham gia chương trình OCOP ở địa phương
Quá trình này bao gồm 2 phần: Đăng ký ý tưởng sản phẩm mới và Triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP.
đ) Quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm
Để có đầy đủ thông tin điền vào bản kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm HTX cần thực hiện các bước công việc theo 9 bước dưới đây:
2.5.4. Các bước thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP
Bước 1: Lựa chọn ý tưởng/sản phẩm tham gia OCOP
Bước này chỉ cần thực hiện với hai trường hợp:
- Với các HTX NN chưa xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP
- Thực hiện với năm đầu tiên khi HTX tham gia chương trình OCOP
Phương pháp đánh lựa chọn ý tưởng sản phẩm OCOP hay lựa chọn sản phẩm đã có tham gia chương trình OCOP đối với các HTX NN chưa xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm OCOP cũng được làm tương tự như đã trình bày trong phần xây dựng chiến lược.
Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài
Phân tích môi trường bên ngoài nhằm mục đích:
- Nhận diện các cơ hội, nguy cơ từ môi trường vĩ mô và vi mô ngành ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP năm kế hoạch
- Đánh giá lại nhu cầu, quy mô nhu cầu của thị trường về sản phẩm OCOP
- Xác định các biện pháp tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro từ thách thức.
Bước 3: Phân tích môi trường nội bộ HTX NN
Các nhiệm vụ được thực hiện khi triển khai phân tích môi trường nội bộ HTX NN gồm:
- Phân tích nguồn lực của HTX NN để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của HTX NN ảnh hưởng đến kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN
- Phân tích kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của HTX NN khi kinh doanh sản phẩm OCOP.
- Phân tích năng lực quản trị của HTX NN để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của HTX NN ảnh hưởng đến kinh doanh sản phẩm OCOP.
- Tổng hợp tất cả các điểm mạnh điểm yếu của HTX NN. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của HTX NN ảnh hưởng tới nội dung trọng yếu của quá trình kinh doanh sản phẩm OCOP của HTX NN.
Bước 4: Xây dựng và phân tích ma trận SWOT
Khi đã nhận diện được tất cả các cơ hội, nguy cơ từ môi trường bên ngoài, nhận diện được các điểm mạnh, điểm yếu của nội bộ HTX NN, tổng hợp tác thông tin đó vào bảng tổng hợp ma trận SWOT.
Cách tốt nhất để liệt kê và lựa chọn các biện pháp cụ thể trong từng ô trong phân tích trong ma trận là sử dụng phương pháp thảo luận dân chủ, phương pháp đồng tham gia của các cán bộ quản lý HTX NN và có thể mở rộng đối với các thành viên của HTX NN có trình độ cao, giàu kinh nghiệm.
Bước 5: Dự báo mục tiêu
@) Dự báo mục tiêu, giải pháp phát triển sản phẩm OCOP năm kế hoạch
Mục tiêu phấn đấu xếp hạng sản phẩm OCOP của HTX NN năm …..
Tiêu chí |
Khung điểm chuẩn |
Điểm phấn đấu năm kế hoạch |
Biện pháp chủ yếu phải thực thi trong năm kế hoạch |
Phần A. Sản phẩm và sức mạnh của cộng đồng |
35 Điểm |
|
|
Phần B. Khả năng tiếp thị |
25 Điểm |
|
|
Phần C. Chất lượng sản phẩm |
40 Điểm |
|
|
@@) Mục tiêu kinh doanh sản phẩm OCOP năm kế hoạch
- Nhóm chỉ tiêu dự báo tăng trưởng sản lượng các loại hàng hóa OCOP bình quân/ năm của HTX NN;
- Nhóm chỉ tiêu dự báo hiệu quả kinh doanh của các sản phẩm OCOP của các TV HTX NN và của HTX NN.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch sản xuất - tiêu thụ
Công việc tiếp theo là HTX nên sử dụng bảng Excel để tính toán các bảng kế hoạch dưới đây:
- Kế hoạch sản xuất của thành viên HTX NN;
- Kế hoạch sơ chế của HTX NN(nếu có);
- Kế hoạch chế biến của HTX NN (nếu có);
- Kế hoạch cung ứng vật tư nông nghiệp tập trung qua HTX NN (nếu có);
- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tập trung qua HTX NN (nếu có);
- Kế hoạch tổ chức kênh phân phối - bán hàng (nếu có).
Chỉ tiêu và phương pháp tính các bảng kế hoạch này có thể tham khảo trong các nội dung liên quan ở Mô đun 2 - Quản trị HTX nông nghiệp.
Bước 7: Xây dựng kế hoạch biện pháp thực hiện
👉 Xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
Kế hoạch này gồm hai nội dung:
- Kế hoạch xúc tiến thương mại
- Kế hoạch nghiên cứu, phát triển thị trường
Chỉ tiêu và phương pháp tính có thể kế hoạch xúc tiến thương mại sản phẩm năm …, Kế hoạch nghiên cứu, phát triển thị trường sản phẩm nội dung liên quan ở Mô đun 2 - Quản trị HTX nông nghiệp.
👉 Xây dựng kế hoạch về đầu tư, nhân lực
Phần này có hai kế hoạch đặc biệt quan trọng:
- Kế hoạch xây dựng đầu tư mua sắm, xây dựng cơ bản
- Kế hoạch nhân lực
Chỉ tiêu và phương pháp tính có thể tham khảo nội dung liên quan ở Mô đun 2 - Quản trị HTX nông nghiệp.
👉 Kế hoạch tài chính
Phần này có ba kế hoạch riêng biệt:
- Kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có)
- Kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động
- Kế hoạch tài chính tổng hợp (doanh thu, chi phí, lợi nhuận)
Kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động; Nguồn vốn và phương thức huy động; Kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận: tham khảo nội dung liên quan ở Mô đun 2 - Quản trị HTX nông nghiệp.
Bước 8: Xây dựng kế hoạch thực hiện chu trình OCOP
Các kế hoạch cụ thể cần xây dựng là:
- Kế hoạch tham gia các chương trình “Tuyên truyền về OCOP”
- Kế hoạch tham gia các khóa đào tạo, tư vấn về chương trình OCOP và tập huấn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh
- Kế hoạch hoàn thiện hồ sơ Đăng ký sản phẩm tham gia chương trình OCOP
- Kế hoạch xây dựng, hoàn thiện câu chuyện sản phẩm OCOP của HTX NN
- Kế hoạch chuẩn bị các tài liệu minh chứng trong hồ sơ về đánh giá sản phẩm OCOP gửi Hội đồng đánh giá cấp huyện, tỉnh….
- Kế hoạch tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do tỉnh, trung ương tổ chức
Bước 9: Thảo luận/góp ý hoàn thiện bản kế hoạch
Sau khi đã tính toán và điền thông tin xong vào các biểu bảng kế hoạch như trình bày trên, HTX NN cần phải thực hiện các công việc tiếp theo sau:
- Thảo luận, xin ý kiến góp ý của HĐQT, ban GĐ HTX NN, các cán bộ quản lý chức năng và các thành viên hợp tác xã hoặc đại diện thành viên HTX NN.
- Cán bộ HTX NN phải hiệu chỉnh theo góp ý để hoàn chỉnh bản dự thảo kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm.
- Bản dự thảo hoàn chỉnh trình Hội đồng quản trị phê duyệt, khi đó bản kế hoạch kinh doanh mới chính thức là phương án kinh doanh có tính “pháp lệnh” trong nội bộ HTX NN
2.5.5. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm
a) Giao nhiệm vụ kế hoạch cho các đơn vị, cá nhân trong HTX NN
b) Triển khai thực hiện kế hoạch chu trình OCOP hàng năm của HTX
c) Triển khai, điều hành, giám sát, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch hàng năm
a) Giao nhiệm vụ kế
hoạch cho các đơn vị, cá nhân trong HTX NN
- Truyền đạt kế hoạch: Tổ chức giao nhiệm vụ kế hoạch cho các bộ phận cá nhân trong HTX NN tham gia thực hiện kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP hàng năm của HTX NN
- Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành:
+ Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
+ Bố trí nhân sự cho phù hợp với cơ cấu tổ chức và kế hoạch kinh doanh mới
+Cơ chế phân công, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong HTX NN
- Thực hiện các hoạt động đàm phán thương lượng, ký kết hợp đồng giữa HTX NN với đối tác, giữa HTX NN với các thành viên
- Đôn đốc, động viên và chỉ đạo, điều hành các bộ phận, cá nhân trong HTX NN thực hiện kế hoạch
b) Triển khai thực hiện kế hoạch chu trình OCOP hàng năm của HTX
Xây dựng kế hoạch tác nghiệp triển khai 6 bản kế hoạch thực hiện chu trình OCOP của HTX NN gồm:
- Kế hoạch tham gia các chương trình tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn về OCOP
- Kế hoạch tham gia các khóa đào tạo, tư vấn về chương trình OCOP và tập huấn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh
- Kế hoạch hoàn thiện hồ sơ Đăng ký sản phẩm tham gia chương trình OCOP
- Kế hoạch xây dựng, hoàn thiện câu chuyện sản phẩm OCOP của HTX NN
- Kế hoạch chuẩn bị đầy đủ các tài liệu minh chứng trong hồ sơ về đánh giá sản phẩm OCOP gửi Hội đồng đánh giá cấp huyện, tỉnh….
- Kế hoạch tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do tỉnh, trung ương tổ chức
c) Triển khai, điều hành, giám sát, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch hàng năm
- Xác định những khó khăn vướng mắc, những hạn chế đặc biệt là những sai lệch về kết quả thực hiện khối lượng, chất lượng, tiến độ công việc và thái độ phục vụ như đã cam kết hay ghi trong kế hoạch so với yêu cầu và mục tiêu.
- Phân tích nguyên nhân, xác định trách nhiệm
- Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân điều chỉnh kế hoạch kịp thời
- Sử dụng các nguồn lực dự phòng để thực hiện các hoạt động điều chỉnh
d) Đánh giá và tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm
Hàng tháng, hàng quý, vụ và hàng năm các HTX NN phải định kỳ thực hiện sơ kết và tổng kết để đánh giá các nội dung sau:
- Mức độ hoàn thành kế hoạch về số lượng, chất lượng, tiến độ;
- Mức độ hoàn thành kế hoạch về hiện vật, giá trị, doanh thu, chi phí và lợi nhuận
- Mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn, lao động và tài sản
- Mức thu nhập của người lao động và của thành viên HTX trong kinh doanh sản phẩm OCOP
- Mức độ hài lòng của khách hàng, thành viên và đối tác
- Các khoản thu, phải thu và phải thanh toán.
e) Phân tích kết quả đánh giá sản phẩm OCOP
Phân tích kết quả đánh giá sản phẩm OCOP từ hội đồng đánh giá để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm OCOP năm sau và kế hoạch phát triển, hoàn thiện sản phẩm OCOP.
Bảng phân tích đánh giá gồm 5 cột; cột 1: số thứ tự; cột 2: Nội dung tiêu chí đánh giá; cột 3: khung điểm đánh giá; cột 4: kết quả điểm điểm đánh giá của hội đồng đánh giá các cấp; cột 5: khả năng cải thiện điểm và biện pháp thực hiện
Bảng . Mẫu bảng phân tích phát triển sản phẩm OCOP
(Ví dụ minh họa lấy từ bộ tiêu chí dành cho phân nhóm 1.1: rau, củ quả; thuộc nhóm 1: Sản phẩm tươi sống; thuộc loại sản phẩm: Thực phẩm)
Phần A: SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm) |
Khung điểm đánh giá |
Kết quả đánh giá của hội đồng cấp huyện/ tỉnh năm…. |
Khả năng cải tiến/hoàn thiện năm kế hoạch |
1 TỔ CHỨC SẢN XUẤT |
18 Điểm |
|
|
1.1. Nguồn nguyên liệu |
3 Điểm |
|
|
□ Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% |
1 Điểm |
|
|
□ Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% |
2 Điểm |
|
|
□ Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% |
3 Điểm |
|
|
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc |
|
|
|
1.2. Gia tăng giá trị |
3 Điểm |
|
|
□ Phân loại |
0 Điểm |
|
|
□ Sơ chế (rửa, làm sạch,...) |
1 Điểm |
|
|
□ Ứng dụng công nghệ cao trong trồng, sơ chế. |
2 Điểm |
|
|
□ Ứng dụng công nghệ cao trong trồng, sơ chế, bảo quản (nâng cao chất lượng sản phẩm/giữ chất lượng ổn định trong quá trình bảo quản...) |
3 Điểm |
|
|
1.3. Năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu phân phối |
4 Điểm |
|
|
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về số lượng/quy mô của thị trường) |
|
|
|
□ Có năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ |
1 Điểm |
|
|
□ Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình |
2 Điểm |
|
|
□ Có năng lực, quy mô sản xuất lớn |
3 Điểm |
|
|
□ Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu |
4 Điểm |
|
|
1.4. Liên kết sản xuất |
2 Điểm |
|
|
□ Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng |
0 Điểm |
|
|
□ Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) |
1 Điểm |
|
|
□ Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. |
2 Điểm |
|
|
1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất |
5 Điểm |
|
|
□ Có quan tâm (bằng hoạt động cụ thể) đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất |
1 Điểm |
|
|
□ Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) nhưng chưa theo quy định |
2 Điểm |
|
|
□ Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành |
3 Điểm |
|
|
□ Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng |
4 Điểm |
|
|
□ Có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng; có sử dụng/tái chế phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất |
5 Điểm |
|
|
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững |
1 Điểm |
|
|
□ Không sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường |
0 Điểm |
|
|
□ Có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường |
1 Điểm |
|
|
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM |
8 điểm |
|
|
2.1. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm |
3 Điểm |
|
|
□ Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi nhãn hiệu |
0 Điểm |
|
|
□ Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cải tiến về chất lượng, bao bì. |
1 Điểm |
|
|
□ Phát triển dựa trên ý tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường |
2 Điểm |
|
|
□ Phát triển ý tưởng của mình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thông/đặc sản/thế mạnh của địa phương |
3 Điểm |
|
|
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì |
3 Điểm |
|
|
□ Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ |
0 Điểm |
|
|
□ Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ |
1 Điểm |
|
|
□ Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc |
2 Điểm |
|
|
□ Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp |
3 Điểm |
|
|
2.3. Phong cách, hình thức của bao bì |
2 Điểm |
|
|
□ Không thuận tiện, không đẹp |
0 Điểm |
|
|
□ Thuận tiện hoặc đẹp |
1 Điểm |
|
|
□ Thuận tiện, đẹp, sang trọng |
2 Điểm |
|
|
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG |
9 Điểm |
|
|
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh |
3 Điểm |
|
|
□ Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng), Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) |
1 Điểm |
|
|
□ Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương <51% |
2 Điểm |
|
|
□ HTX NN tổ chức, hoạt động theo Luật HTX NN 2012 hoặc công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương ≥ 51% |
3 Điểm |
|
|
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành |
2 Điểm |
|
|
Lựa chọn một trong hai trường hợp sau: |
|
|
|
a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, HTX NN, Tổ hợp tác |
|
|
|
□ Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, Hội đồng quản trị - HĐQT, Hội đồng thành viên - HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác |
1 Điểm |
|
|
□ Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương |
2 Điểm |
|
|
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình |
|
|
|
□ Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh |
0 Điểm |
|
|
□ Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh |
1 Điểm |
|
|
3.3. Sử dụng lao động địa phương |
1 Điểm |
|
|
□ Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương |
0 Điểm |
|
|
□ Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. |
1 Điểm |
|
|
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh |
1 Điểm |
|
|
□ Tăng trưởng < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề |
0 Điểm |
|
|
□ Tăng trưởng ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề |
1 Điểm |
|
|
3.5. Kế toán |
2 Điểm |
|
|
□ Không có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu |
0 Điểm |
|
|
□ Có kế toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên |
1 Điểm |
|
|
□ Có Tổ chức hệ thống kế toán |
2 Điểm |
|
|
Tổng Điểm phần A: ……………………………… Điểm |
|
|
|
Phần B: KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm) |
Khung điểm đánh giá |
Kết quả đánh giá của hội đồng cấp huyện năm …. |
Khả năng cải tiến/hoàn thiện năm tới & các năm sau |
4. TIẾP THỊ |
15 điểm |
|
|
4.1. Khu vực phân phối chính |
5 Điểm |
|
|
□ Thị trường trong huyện |
1 Điểm |
|
|
□ Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối |
2 Điểm |
|
|
□ Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối |
3 Điểm |
|
|
□ Thị trường quốc tế |
5 Điểm |
|
|
4.2. Tổ chức phân phối |
5 Điểm |
|
|
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm) |
|
|
|
□ Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối |
0 Điểm |
|
|
□ Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối |
1 Điểm |
|
|
□ Có bộ phận/phòng quản lý phân phối |
3 Điểm |
|
|
□ Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý |
5 Điểm |
|
|
4.3. Quảng bá sản phẩm |
5 Điểm |
|
|
□ Không có hoạt động quảng bá |
0 Điểm |
|
|
□ Có một số hoạt động quảng bá |
1 Điểm |
|
|
□ Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh |
2 Điểm |
|
|
□ Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh |
3 Điểm |
|
|
□ Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh, quốc tế |
5 Điểm |
|
|
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM |
10 điểm |
|
|
5.1. Câu chuyện về sản phẩm |
5 Điểm |
|
|
□ Không có câu chuyện, hoặc có nhưng không được tư liệu hóa |
0 Điểm |
|
|
□ Có tài liệu giới thiệu về sản phẩm |
1 Điểm |
|
|
□ Có câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) |
2 Điểm |
|
|
□ Có câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn/tờ rơi |
3 Điểm |
|
|
□ Có câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn/tờ rơi và website |
4 Điểm |
|
|
□ Có câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn/tờ rơi, website (dưới dạng hình ảnh, clip,...) |
5 Điểm |
|
|
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương |
3 Điểm |
|
|
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện: |
|
|
|
□ Giống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác |
0 Điểm |
|
|
□ Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố |
1 Điểm |
|
|
□ Có câu chuyện riêng |
2 Điểm |
|
|
□ Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương |
3 Điểm |
|
|
5.3. Cấu trúc câu chuyện |
2 Điểm |
|
|
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện |
|
|
|
□ Đơn giản |
1 Điểm |
|
|
□ Có đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm |
2 Điểm |
|
|
Tổng Điểm phần B: ……………………………… Điểm |
|
|
|
Phần C: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm) |
Khung điểm đánh giá |
Kết quả đánh giá của hội đồng cấp huyện năm…. |
Khả năng cải tiến/hoàn thiện năm tới & các năm sau |
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN |
18 Điểm |
|
|
6.1. Kích thước, hình dạng bề ngoài |
2 Điểm |
|
|
□ Không đồng đều |
0 Điểm |
|
|
□ Không đồng đều, chấp nhận được |
1 Điểm |
|
|
□ Đồng đều |
2 Điểm |
|
|
6.2. Màu sắc, độ chín |
8 điểm |
|
|
□ Không phù hợp |
0 Điểm |
|
|
□ Chấp nhận được |
1 Điểm |
|
|
□ Tương đối phù hợp |
3 Điểm |
|
|
□ Phù hợp |
5 Điểm |
|
|
□ Rất phù hợp |
8 Điểm |
|
|
6.3. Mùi/vị |
3 Điểm |
|
|
□ Kém |
0 Điểm |
|
|
□ Trung bình |
1 Điểm |
|
|
□ Tương đối tốt |
2 Điểm |
|
|
□ Tốt |
3 Điểm |
|
|
6.4. Tính đầy đủ, sạch |
3 Điểm |
|
|
□ Tương đối chấp nhận được |
0 Điểm |
|
|
□ Chấp nhận được |
1 Điểm |
|
|
□ Tốt |
2 Điểm |
|
|
□ Rất tốt |
3 Điểm |
|
|
6.5. Kết cấu/cách sắp đặt |
2 điểm |
|
|
□ Nghèo nàn |
0 Điểm |
|
|
□ Trung bình |
1 Điểm |
|
|
□ Tốt |
2 Điểm |
|
|
7. DINH DƯỠNG |
2 Điểm |
|
|
Chỉ ra hàm lượng của các chỉ tiêu dinh dưỡng như: Protit, Lipid, Vitamin,... (theo phiếu kiểm nghiệm do cơ quan có thẩm quyền cấp) |
|
|
|
□ Không có chỉ tiêu nào |
0 Điểm |
|
|
□ Có 1 -2 chỉ tiêu |
1 Điểm |
|
|
□ Có trên 2 chỉ tiêu |
2 Điểm |
|
|
8. TÍNH ĐỘC ĐÁO |
5 Điểm |
|
|
(Chất lượng: Có nét riêng, khác biệt, không lẫn với sản phẩm khác, tiềm năng thành thương hiệu của địa phương) |
|
|
|
□ Trung bình |
0 Điểm |
|
|
□ Tương đối độc đáo |
1 Điểm |
|
|
□ Độc đáo |
3 Điểm |
|
|
□ Rất độc đáo |
5 Điểm |
|
|
9. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM |
5 điểm |
|
|
9.1. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm của cơ sở sản xuất |
2 điểm |
|
|
(Khuyến khích cơ sở xây dựng, công bố Tiêu chuẩn sản phẩm) |
|
|
|
□ Không có Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm/chất lượng |
0 Điểm |
|
|
□ Có Tiêu chuẩn sản phẩm |
1 Điểm |
|
|
□ Có Tiêu chuẩn sản phẩm, có Bản công bố tiêu chuẩn/chất lượng |
2 Điểm |
|
|
Ghi chú: Bản Tiêu chuẩn sản phẩm cần có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP |
|
|
|
9.2. Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ATTP |
3 Điểm |
|
|
(Phiếu kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu ATTP) |
|
|
|
□ Không có |
0 Điểm |
|
|
□ Có, nhưng không đạt |
1 Điểm |
|
|
□ Có, đạt nhưng không đủ |
2 Điểm |
|
|
□ Có, đạt đầy đủ (vi sinh, kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV, phụ gia, hóa chất không mong muốn,...) theo quy định. |
3 Điểm |
|
|
10. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM |
5 Điểm |
|
|
□ Không có hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm |
0 Điểm |
|
|
□ Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm |
1 Điểm |
|
|
□ Có ghi hồ sơ lô sản xuất |
2 Điểm |
|
|
□ Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất |
3 Điểm |
|
|
□ Có Chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP/GlobalGAP/hữu cơ/..) |
4 Điểm |
|
|
□ Có chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho xuất khẩu và các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của thị trường đích |
5 Điểm |
|
|
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu Chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) không phù hợp theo quy định |
|
|
|
11. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU |
5 Điểm |
|
|
□ Có thể xuất khẩu đến thị trường khu vực |
1 Điểm |
|
|
□ Có thể xuất khẩu các thị trường ngoài khu vực |
3 Điểm |
|
|
□ Có thể xuất khẩu đến các thị trường có tiêu chuẩn cao (Mỹ, Nhật, EU...) |
5 Điểm |
|
|
Tổng Điểm phần C: |
.. Điểm |
|
|
Kết quả |
|
|
|
Tổng Điểm (Phần A + B + C): |
.. Điểm |
|
|
Xếp hạng: ……………… sao |
|
|
|