Bài tập thực hành

Bài thực hành Quản trị dịch vụ

I. Điểm tối đa của bài kiểm tra: 100 điểm

II. Phương pháp chấm điểm trừ

- Điểm đạt của người dự kiểm tra được xác định bằng một trăm (100) điểm trừ đi tổng số điểm bị trừ do các lỗi mà người dự kiểm tra mắc phải

- Số điểm bị trừ được tính theo mỗi mục đánh giá chi tiết

- Số điểm bài kiểm tra là số âm thì được tính bằng 0 điểm

- Các hạng mục đánh giá chủ quan phải được hoàn thành việc chấm điểm trước khi chấm điểm các hạng mục đánh giá khách quan

III. Nội dung chấm điểm

Bài kiểm tra thực hành được chấm điểm theo các yêu cầu cơ bản của từng công việc/ bước công việc sau:

TT

Công việc/Bước công việc

Yêu cầu cơ bản

1.

Chuẩn bị

 

1.1

Nghe và ký nhận phiếu giao bài kiểm tra thực hành

 

- Nhận đúng đề kiểm tra, đúng mô đun

- Ký nhận vào phiếu tham dự kỳ kiểm tra kết thúc mô đun

1.2

Nhận giấy làm bài thực hành và vị trí thi thực hành được giám thị phân công (hoặc máy tính nếu thi trong phòng máy vi tính)

- Nhận 01 giấy bài làm

Hoặc nhận 01 máy vi tính, khởi động được máy tính để làm bài. Nếu có sự cố máy tính, báo cáo cán bộ coi thi hướng dẫn đổi máy khác

- Ngồi đúng vị trí thi

2.

Nhiệm vụ:  Xử lý tình huống

 

2.1

Nắm tình hình, nhận diện tình huống

Tóm tắt tình hình, nhận diện tình huống

2.2

Phân tích tình huống và xác định nguyên nhân

Phân tích tình huống và xác định tìm được nguyên nhân 

2.3

Cơ sở pháp lý cần áp dụng

Viện dẫn các điều luật từ các luật, bộ luật có liên quan tới tình huống

2.4

Xử lý tình huống

Nêu rõ cách xử lý tình huống.

2.5

Kết thúc xử lý tình huống, rút ra bài học kinh nghiệm

-Kết luận, rút ra bài học kinh nghiệm

3.

Trách nhiệm, ý thức

4.

Thời gian

- Thời gian chuẩn: 60 phút

- Thời gian tối đa: 70 phút   

5.

Sản phẩm nộp

- Bài kiểm tra bằng giấy (cách xử lý tình huống)/ File được lưu theo hướng dẫn trên máy tính

 


 

III. Phiếu chấm điểm (đính kèm)

PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH

Tên nghề

Giám đốc HTX nông nghiệp

Tên mô đun/môn học

MĐ2: Quản trị hợp tác xã nông nghiệp

Trình độ - Bậc kỹ năng nghề

Sơ cấp - Bậc 1

Ngày đánh giá

 

Nơi đánh giá

 

Họ và tên người đánh giá

 

Tổng điểm bài thi

......./100

TÊN BÀI KIỂM TRA: 

Anh/Chị xử lý tình huống sau:

HTX nông nghiệp Y làm trung gian (Môi giới thương mại) giữa công ty A (bên A) và thành viên HTX (bên B) để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho thành viên HTX. Hai bên ký hợp đồng ngày 26/10/2019, trong hợp đồng có các điều khoản sau:

 “ĐIỀU 4: THỜI ĐIỂM VÀ ĐỊA ĐIỂM CHUYỂN GIAO TÀI SẢN:

Bên B chuyển giao hàng hoá cho Bên A làm 2 đợt tại địa chỉ….trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng;”

ĐIỀU 5: Thời hạn thanh toán:

Bên A sẽ thanh toán sau 15 ngày kể từ ngày Bên B giao đủ toàn bộ hàng.

(Ngày được tính bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ, ngày tết)”

Tình tiết: Ngày 27/10/2019 bên A giao hàng đợt 1, bên B đã nhận hàng.

Ngày 1/11/2019, dịch Covid bùng phát, khu vực giao hàng bị phong tỏa, bên B không thể giao hàng đợt 2 trong thời hạn 10 ngày. Bên A chưa thanh toán tiền đợt 1 với lý do Bên B chưa giao đủ hàng. Ngày 10/11 các thành viên HTX yêu cầu BGĐ phải có trách nhiệm đòi bên A thanh toán với lý do dịch bệnh là trường hợp bất khả kháng, không thể giao hàng do bị phong tỏa. Bên A yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại do bên B không giao đủ hàng đúng thời hạn.

Anh/Chị hãy xử lý tình huống trên (trong hợp đồng không có điều khoản bất khả kháng, bồi thường thiệt hại)

Thời gian bắt đầu: ...... giờ.....phút;                        Thời gian kết thúc:........ giờ........phút


 

 

Mục

Nội dung  chấm điểm

Số điểm bị trừ

Tổng điểm
(100đ)

Điểm trừ

1.

Chuẩn bị

 

 

1.1

Nghe và ký nhận phiếu giao đề kiểm tra thực hành và các phụ lục

Ký và nhận đầy đủ

Thiếu 1 yêu cầu

2

 

0

2

1.2

Nhận giấy làm bài kiểm tra thực hành và vị trí kiểm tra

Đầy đủ giấy và đúng vị trí thi

Sai 1 yêu cầu

3

 

0

3

2.

Xử lý tình huống

80

 

2.1

Nắm tình hình, nhận diện tình huống;

Nêu tóm tắt tình huống

Thiếu 1

10

0

5

2.2

Phân tích tình huống và xác định nguyên nhân

Có phân tích và xác định nguyên nhân đầy đủ, rõ ràng

Thiếu 1

10

0

5

2.3

Cơ sở pháp lý cần áp dụng

viện dẫn các điều luật từ các luật, bộ luật có liên quan tới tình huống

Thiếu, không đầy đủ

20

0

10

2.4

Xử lý tình huống

Nêu rõ cách xử lý tình huống.

Thiếu, không rõ ràng

30

0

15

2.5

Kết thúc xử lý tình huống, rút ra bài học kinh nghiệm

đủ

Thiếu 1

10

 

0

5

3.

Trách nhiệm, ý thức

5

 

 

Thực hiện đúng nội quy thi, trật tự trong quá trình thi.

Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

5

 

0

5

4.

Thời gian

10

 

 

Thời gian chuẩn: 60 phút

Thời gian tối đa: 70 phút

Đúng thời gian

Quá 1-5 phút

10

 

0

2

Quá 6-10 phút

Quá 10 phút

5

10

Tổng điểm bị trừ

 

Tổng điểm đạt được = 100 – Tổng điểm bị trừ

 

Những trường hợp không được tính điểm (không đánh giá) hoặc bị đình chỉ thi:

 - Mang vật dụng trái phép vào khu vực kiểm tra hoặc hủy hoại trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu phục vụ kỳ kiểm tra đánh giá

- Thí sinh trong khi thi có hành vi gian lận, nhờ người khác làm bài thi hộ hoặc đánh tráo bài thi của thí sinh khác

                                                                                         GIÁM KHẢO CHẤM THI

                                                                                                (ký và ghi rõ họ tên)

 

ĐÁP ÁN (GỢI Ý)

Điều 156.1, Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa ‘sự kiện bất khả kháng’ là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Điều 351.2, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 296 Luật Thương mại về kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng quy định:

1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:

a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;

b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 296 Luật Thương mại, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 296 Luật Thương mại bên từ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.

4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 296 Luật Thương mại không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.

  Như vậy, việc kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng sẽ được thực hiện theo các quy định nêu trên.

Nếu hợp đồng không có thỏa thuận ‘dịch bệnh’ là sự kiện bất khả kháng

định nghĩa sự kiện bất khả kháng quy định tại Điều 156.1 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xem xét 03 yếu tố: (i) khách quan, (ii) không thể lường trước và (iii) không thể khắc phục.

Tùy từng trường hợp mà dịch Covid-19 có được xem là ‘sự kiện bất khả kháng’ hay không.

1- Trường hợp trên có thể coi là sự kiện bất khả kháng do 3 yếu tố nói trên: Hợp đồng đã ký trước khi xuất hiện dịch bệnh nhưng đến thời điểm giao hàng thì bên B không thể tiến hành do bị phong tỏa.

2- nhưng nếu bên A chứng minh được có “xe luồng xanh” vận chuyển hàng hóa thiết yếu được phép lưu thông thì trường hợp này không được xem là ‘sự kiện bất khả kháng’ vì ‘có thể khắc phục được’.

Điều 151 Luật Thương mại về nghĩa vụ của bên môi giới thương mại quy định:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;

2. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;

3. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;

4. Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.