Giáo trình

2.2.4. Nguyên tắc quản lý tài sản

- HTX xây dựng quy chế để quản lý chặt chẽ tài sản ngắn hạn. HTX phải mở sổ theo dõi chặt chẽ các hoạt động thu chi tiền mặt, tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ và phải phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi, thực hiện đúng quy chế quản lý tiền mặt. Hàng tháng phải thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng.

- Mọi trường hợp nhập, xuất kho đều phải lập đầy đủ các chứng từ và ghi chép vào sổ sách có liên quan (phiếu nhập, xuất kho; các sổ kho vật liệu, sản phẩm hàng hóa).

- Giá gốc của tài sản ngắn hạn mua ngoài: Là giá mua cộng với chi phí vận chuyển, bảo quản, phí bảo hiểm, chọn lọc, tái chế (nếu có), các khoản thuế, phí có liên quan (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

- Giá gốc của tài sản ngắn hạn do HTX tự chế: Là giá vật tư xuất kho cộng với chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tự chế.

- Giá gốc của vật tư thuê ngoài gia công, chế biến: Là giá vật tư thực tế xuất kho giao gia công cộng với chi phí gia công, chi phí vận chuyển, bốc dỡ.

- Toàn bộ giá trị những tài sản ngắn hạn đã xuất dùng phải tính vào chi phí của đối tượng sử dụng trong kỳ sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã.

- Những trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, có thời gian sử dụng từ một năm trở lên thì chi phí được phân bổ vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng tối đa không quá 3 năm.

- Việc chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản ngắn hạn của HTX do Hội đồng quản trị quyết định theo thẩm quyền được đại hội thành viên giao và được quy định tại điều lệ, quy chế quản lý tài chính của HTX phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.

- HTX được hạch toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định tại Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08 tháng 08 năm 2019 hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại HTX