Giáo trình

4.2.2. Xây dựng các ngân sách hoạt động

4.2.2.1. Ngân sách bán hàng

            Ngân sách bán hàng mô tả doanh thu dự đoán cho từng sản phẩm theo đơn vị sản phẩm và theo đơn vị tiền tệ.

            Một hợp tác xã có thể chon các kiểu dự đoán, các hệ thống, các cách phân loại khác nhau để dự đoán doanh thu. Có thể phân loại ngân sách doanh thu của công ty theo các kiểu sau:

            Sản phẩm dịch vụ.

            Khu vực địa lý.

            Khách hàng.

            Kênh phân phối.

            Thời hạn bán hàng.

Bảng 5.1: Ví dụ ngân sách bán hàng của hợp tác xã Thu Bồn năm 20x6 

Đvt: triệu đồng

Ngân sách bán hàng

 

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Sản lượng bán

300

350

380

400

390

370

260

350

Hàng tồn kho cuối kỳ

 

 

50

78

74

52

70

 

Giá bán

120.000đ

120.000đ

120.000đ

120.000đ

120.000đ

120.000đ

120.000đ

120.000đ

Doanh thu

36

42

45,6

48

46,8

44,4

31,2

 

Lương nhân viên

Lương cố định

3

3

3

3

3

3

3

3

Lương theo doanh số

1,8

2,1

2,28

2,4

2,34

2,22

1,56

 

Tổng lương

4,8

5,1

5,28

5,4

5,34

5,22

4,56

 

Tổng chi phí bán hàng

4,8

5,1

5,28

5,4

5,34

5,22

4,56

 

4.2.2.2. Ngân sách sản xuất

a. Kế hoạch sản lượng

            Kế hoạch sản lượng xác định phải sản xuất sản phẩm nào, bao nhiêu và khi nào. Thông tin này dựa vào thông tin lượng bán dự đoán từ ngân sách bán hàng. Ngân sách sản xuất xem xét số lượng tồn kho hiện tại, mức tồn kho sản phẩm hoàn thành cuối kỳ dự kiến và mức độ hư hỏng, mất mát dự kiến. Để xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ, chúng ta phải biết cả lượng bán, số lượng tồn kho sản phẩm hoàn thành đầu kỳ cũng như mức độ tồn kho dự kiến cuối kỳ.

Với mức sản xuất dự kiến trong kỳ, chúng ta tiếp tục xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí lương cho bộ phận sản xuất.

Bảng 5.2: Ngân sách sản xuất của hợp tác xã Thu Bồn năm 2016  

Đvt: triệu đồng

Ngân sách sản xuất

 

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Hàng tồn kho cuối kỳ

 

 

50

78

74

52

70

 

Sản lượng sản xuất

 

 

 

428

386

348

278

280

NVL dùng cho sản xuất

 

 

 

1070

965

870

695

700

Chi phí NVL trực tiếp

 

 

 

10,7

9,65

8,7

6,95

 

Số giờ trực tiếp trái tim

 

 

 

1712

1544

1392

1112

 

Chi phí nhân công trực tiếp

 

 

 

7,19

6,48

5,85

4,67

 

Lương quản lý

 

 

 

1,5

1,5

1,5

1,5

 

b. Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu

            Lượng nguyên vật liệu sản xuất trong ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở để lập ngân sách mua sắm nguyên vật liệu.


Bảng 5.3: Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu của hợp tác xã Thu Bồn

      Đvt: triệu đồng

Ngân sách mua sắm

 

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Hàng tồn kho NVL

 

 

500

386

348

278

280

 

Lượng NVL mua sắm trong kỳ

 

 

 

956

927

800

 

 

Chi phí mua sắm NVL

 

7,5

11,5

9,56

9,27

8

 

 

4.2.2.3. Các ngân sách hoạt động khác

            Ngoài bộ phận sản xuất, tất cả các bộ phận khác trong hợp tác xã cũng lập ngân sách cho bộ phận mình. Các ngân sách này bao gồm ngân sách marketing, ngân sách quản lý.

            Ngân sách chi phí quản lý bao gồm chi phí dự đoán cho toàn bộ việc tổ chức và vận hành doanh nghiệp. Có ba nhân tố ảnh hưởng đến nội dung của ngân sách quản lý là nội dung của ngành, giai đoạn phát triển của công ty và cấu trúc tổ chức. Hầu hết các chi phí quản lý đều cố định theo doanh thu. Ngân sách này bao gồm lương, chi phí luật pháp và chi phí kiểm toán.

Bảng 5.4: Ngân sách quản lý của hợp tác xã Thu Bồn năm 20x6    

Đvt: triệu đồng

Ngân sách quản lý

 

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Thuê văn phòng

 

 

 

2

2

2

2

 

Lương quản lý

 

 

 

1,5

1,5

1,5

1,5

 

Tổng cộng

 

 

 

3,5

3,5

3,5