Giáo trình

2.2.7. Phân tích hiệu quả xã hội và tác động môi trường của PASXKD

Một vài hiệu quả xã hội của các HTX nông nghiệp: (i) là cầu nối trong việc thực hiện các chủ trương của Nhà nước về kinh tế tập thể, tạo ra giá trị vật chất (thu nhập) phục vụ phát triển kinh tế, cung ứng các dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho khu vực nông thôn; (ii) tạo tính đoàn kết trong cộng đồng ở nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập và sử dụng thời gian nhàn rỗi của người dân; (iii) là cầu nói trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, từ đó giúp bà con nâng cao được năng lực sản xuất và đạt hiệu quả cao hơn; (iv) góp phần lớn cho công tác phúc lợi xã hội ở địa phương như làm cầu, đường, tặng tập vở cho trẻ em nghèo hiếu học của thành viên HTX và nông dân ở nông thôn.

Là tổ chức cộng đồng làm kinh tế có tính tự chủ cao nhất; huy động và phát huy được tối đa sức mạnh tập thể trong bảo vệ môi trường; gắn kết được số đông người dân từ khu vực nông thôn, HTX phát huy vai trò của kinh tế hợp tác trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện PASXKD