Giáo trình

1.4. Một số mô hình liên kết chuỗi giá trị

   Chuỗi giá trị được xây dựng trên cơ sở có 3 nhóm yếu tố tham gia, đó là nội dung liên kết trong chuỗi giá trị, tác nhân tham gia chuỗi và mối liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Căn cứ vào tác nhân tham gia và mối liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi, có 4 mô hình liên kết chuỗi được xây dựng như sau.

1.4.1. Mô hình 1: Doanh nghiệp + HTX/tổ nhóm/nông dân

Mô hình liên kết này được hình thành thông qua hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp (DN) và các hợp tác xã, nông dân để thực hiện các hoạt động sản xuất.

Bảng 3.1. Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia liên kết ở mô hình 1

Nhiệm vụ

Doanh nghiệp

Hợp tác xã/tổ nhóm/nông dân

1

Cam kết mua sản phẩm của các HTX/ tổ nhóm/ nông dân

Tổ chức sản xuất, thu gom sản phẩm của các thành viên để bán cho DN

2

Cung cấp giống, vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...)

Có thể đảm nhận cung ứng vật tư nếu DN không thực hiện dịch vụ cung ứng

 

3

Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất

Được DN/HTX ứng trước vật tư, hướng dẫn kỹ thuật và bán sản phẩm trực tiếp cho DN hoặc thông qua HTX

 

1.4.2. Mô hình 2: Doanh nghiệp + Đại lý/thương lái + Hộ sản xuất/tổ nhóm

Mô hình liên kết này được xây dựng trên cơ sở doanh nghiệp kết nối với sản xuất thông qua một đơn vị trung gian là đại lý hoặc thương lái. Đây là một mô hình ít sự ràng buộc ngoài việc thu mua sản phẩm.

Bảng 3.2. Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia liên kết ở mô hình 2

Nhiệm vụ

Doanh nghiệp

Đại lý/thương lái

Hộ sản xuất/tổ nhóm

1

Mua sản phẩm từ các đại lý/thương lái

Thu gom sản phẩm từ nông dân bán lại cho doanh nghiệp

Bán sản phẩm cho đại lý/ thương lái

 

2

Có thể thực hiện các hình thức cam kết khác như: cung cấp tín dụng cho đại lý/thương lái để thu mua sản phẩm

 

Được doanh nghiệp hỗ trợ hướng dẫn và giám sát về kỹ thuật đến từng hộ gia đình đối với một số sản phẩm đặc thù về chất lượng, tiêu chuẩn như: giống, sản phẩm hữu cơ...

 

1.4.3  Mô hình 3: HTX/Tổ nhóm tự tổ chức sản xuất hoặc liên kết

Mô hình này được thực hiện với vai trò điều phối, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã hoặc tổ nhóm.

Bảng 3.3. Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia liên kết ở mô hình 3

Nhiệm vụ

HTX/Tổ Nhóm

1

Tự tổ chức cho các thành viên sản xuất thông qua điều lệ

2

Thu mua sản phẩm của thành viên, hộ gia đình bên ngoài để tự tổ chức tiêu thụ, bán trực tiếp cho hệ thống phân phối (siêu thị, cửa hàng phân phối...)

 

1.4.4  Mô hình 4: Cơ sở thương mại + HTX/Tổ nhóm/hộ gia đình

Hình thức liên kết này khá phổ biến hiện nay, được thực hiện ở rất nhiều các lĩnh vực sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi… Tuy nhiên, điểm yếu của hình thức này là chỉ ràng buộc về mua bán sản phẩm và hợp đồng miệng, do đó hợp đồng rất dễ bị phá vỡ bởi người nông dân và các cơ sở khi có sự biến động về thị trường hoặc các xung đột về nội dung cam kết không được giải quyết tốt (giá bán, thời điểm, cách xác định chất lượng…).

Bảng 3.4. Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia liên kết ở mô hình 4

Nhiệm vụ

Cơ sở thương mại

HTX/TN/hộ gia đình

1

Là tổ chức thường không có tư cách pháp nhân, đóng vai trò là một tác nhân tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, người kết  nối giữa sản xuất và thị trường

Tổ chức sản xuất, tổ chức cho các thành viên chia sẽ về kỹ thuật, thu gom sản phẩm để cung ứng cho đại lý.

2

Liên kết với HTX/Tổ nhóm/hộ gia đình để sản xuất và bao tiêu sản phẩm

 

3

Cam kết thực hiện cung ứng về giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật