Giáo trình
5. Phân phối sản phẩm
Phân phối trong Marketing là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau.
Mô hình kênh phân phối truyền thống được minh họa như sau:
- Kênh không cấp, còn gọi là kênh trực tiếp: kênh này nhà sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng không qua trung gian.
- Kênh cấp 1: có 1 trung gian là người bán lẻ.
- Kênh cấp 2: có 2 cấp trung gian là nhà bán buôn và nhà bán lẻ.
- Kênh cấp 3: có 3 cấp trung gian là đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ.
* Kênh phân phối giống cây trồng vật nuôi
Đây là kênh phân phối hàng hóa tư liệu sinh vật nông nghiệp, đó là những tư liệu sản xuất đặc biệt có ảnh hưởng quan trọng và lâu dài đến kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp. Kênh này có dạng chủ yếu sau:
Kênh này có đặc điểm:
- Đó là kênh nghiên cứu kết hợp với chuyển giao công nghệ.
- Là loại kênh phân phối vừa mang tính độc quyền của nhà nước, vừa mang tính xã hội cao được nhà nước quan tâm, hỗ trợ về công nghệ và tài chính.
- Kênh mang tính trực tiếp và cung cấp dịch vụ là chủ yếu, đồng thời thực hiện kinh doanh.
* Kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng
Kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng được thể hiện ở sơ đồ dưới, trong hệ thống kênh phân phối này có những điểm chú ý sau:
- Tùy theo trình độ chuyên môn hóa, qui mô sản xuất và mức độ gắn kết với thị trường mà kênh phân phối được tổ chức dài hay ngắn. Hai kênh K1 và K2 là hai kênh ngắn, chủ yếu hoạt động ở thị trường nông thôn. Các kênh còn lại đáp ứng cho người tiêu dùng thành phố và xuất khẩu.
- Ngoài kênh K1 và K2 thì 5 kênh còn lại có khâu trung gian đầu tiên là người thu gom hoặc người chế biến nhưng có chức năng thu mua. Đặc trưng này là do sản phẩm nông nghiệp thường sản xuất nhỏ lẻ phân tán, đặc biệt đối với những nước sản xuất nông nghiệp chưa phát triển như Việt Nam.
- Người nông dân với tư cách là người sản xuất ở đầu kênh nhưng không phải là chủ kênh phân phối nên họ thường chỉ quan tâm đến các trung gian đầu tiên trực tiếp quan hệ với họ. Họ đòi hỏi người những người trung gian quan hệ phải là người kinh doanh mua rõ ràng, mua hàng nhiều, lấy hành nhanh, đúng hẹn, giá cả công khai, thanh toán sòng phẳng, có sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính.Bên cạnh kênh tiêu thụ truyền thống, nhiều HTX nông nghiệp đã và đang tiếp cận, đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản qua các kênh bán lẻ hiện đại như: siêu thị, cửa hàng tiện ích, thương mại điện tử, hướng tới phát triển đa dạng các phương thức tiêu thụ nông sản.
Việc phát triển đa dạng các kênh tiêu thụ nông sản là một hướng đi đang được nhiều đơn vị quan tâm thực hiện, đồng thời đây cũng được cho là xu thế tất yếu trong tương lai, nhằm hạn chế việc lệ thuộc vào một hoặc một số kênh tiêu thụ, giảm rủi ro, nâng cao giá trị nông sản.