Giáo trình

2.2.2. Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt

a) Định nghĩa tưới nhỏ giọt

Tưới nhỏ giọt là một phương pháp tưới tiết kiệm nước và phân bón bằng cách cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ của nhiều loại cây khác nhau, hoặc nhỏ lên bề mặt đất hoặc trực tiếp lên vùng có rễ, thông qua một mạng lưới gồm các van, đường ống, và lỗ thoát (hình 2.9)


b) Ưu, nhược điểm của phương pháp tưới nhỏ giọt

* Ưu điểm

 - Đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất nông nghiệp canh tác, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, quang hợp.. cho cây trồng.

- Cung cấp một cách đều đặn lượng nước tưới cần thiết nhưng tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước tưới và trong đất, khắc phục hiện tượng bạc màu, rửa trôi đất trên đồng ruộng.

- Tiết kiệm nước đến mức tối đa, giảm đến mức tối thiểu các tổn thất lượng nước tưới do bốc hơi, thấm…đảm bảo năng suất tưới

- Không gây ra hiện tượng xói mòn đất, không tạo nên váng đất đọng trên bề mặt và không phá vỡ cấu tượng đất.

- Tạo điều kiện cho cơ giới hóa, tự động hóa thực hiện tốt một số khâu như phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học kết hợp với tưới nước.

- Phụ thuộc rất ít vào các yếu tố thiên nhiên như độ đốc của địa hình, thành phần và cấu trúc đất tưới, mực nước ngầm nông hay sâu, ảnh hưởng của sức gió…  phù hợp với mọi địa hình nông nghiệp Việt Nam

- Hạn chế được sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây và sâu bệnh vì lượng nước chỉ cung cấp làm ẩm gốc cây.

- Tưới nhỏ giọt cung cấp nước thường xuyên, duy trì chế độ ẩm thích hợp theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng công nghiệp, cây trồng công nghiệp. Nhờ đó, cây sinh trưởng tốt, phát triển nhanh, đạt năng suất cao.

* Nhược điểm

- Hệ thống ống tưới nhỏ giọt hay bị tắc nghẽn do bùn cát, rong, tảo, tạp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng không hòa tan… Chính vì vậy, nguồn nước tưới của hệ thống tưới nhỏ giọt cần phải được xử lý qua bộ lọc

-Tưới nhỏ giọt không có khả năng làm mát cây và cải tạo vi khí hậu như tưới phun mưa, không có khả năng rửa lá giúp cây quang học tốt.

Tưới nhỏ giọt cần phải có vốn đầu tư ban đầu, người đầu tư phải có trình độ tiếp cận kỹ thuật tưới.

Khi tưới nhỏ giọt bị gián đoạn, cây trồng sẽ xấu đi nhiều so với các phương pháp tưới khác.


c) Phân loại hệ thống tưới nhỏ giọt

* Tưới nhỏ giọt theo băng

- Đặc điểmDùng hệ thống dây tưới nhỏ giọt có các lỗ với khoảng cách cố định (15cm, 20cm, ...., 50cm ), rải trên bề mặt luống. Khi cấp nước vào hệ thống, nước sẽ nhỏ qua các lỗ và tạo thành một vùng ẩm xung quanh lỗ (tùy theo loại đất mà vùng này từ 15- 40cm). 

Lưu ý: Nếu dùng loại lỗ nhỏ giọt với lưu lượng nhỏ thì sẽ được vùng ẩm rộng nhưng nông và ngược lại. 


- Ưu điểm: 

+ Lắp đặt nhanh, dễ dàng. 

+ Tiết kiệm nước tưới 

+ Có thể pha chung phân bón vào nước tưới, do đó tiết kiệm phân bón và tiết kiệm công bón phân 

+ Có thể cung cấp nước một cách đều đặn 

+ Có thể dễ dàng kiểm soát độ ẩm đất thông qua việc kiểm soát thời gian tưới. 

+ Độ ẩm đồng đều. 

- Nhược điểm: 

+ Phải kiểm tra và rửa bộ lọc thường xuyên để tránh tắc lỗ nhỏ giọt. 

+ Mỗi lần làm lại đất là phải tháo dỡ ra. 

- Ứng dụng Ứng dụng chủ yếu cho các loại rau, hoa màu đặc biệt là họ nhà dưa bầu bí (vì các loại này không ưa quá ẩm và ướt lá), trồng theo luống. 

* Tưới nhỏ giọt điểm với hệ thống đầu tưới không cố định (hình 2.12)

- Đặc điểm: Dùng hệ thống dây tưới nhỏ giọt  không có sẵn lỗ, rải theo tuyến định tưới, sau đó gắn thêm các núm tưới hoặc đầu nhỏ giọt mũi tên vào nơi mà ta muốn nước chảy ra. Khi cấp nước vào hệ thống, nước sẽ nhỏ qua các núm và tạo thành một vùng ẩm xung quanh lỗ (tùy theo loại đất mà vùng này từ 15- 40cm).

- Ưu điểm: 

+ Lắp đặt nhanh, dễ dàng. 

+ Tiết kiệm nước tưới 

+ Có thể pha chung phân bón vào nước tưới, tiết kiệm phân bón và tiết kiệm công bón phân 

+ Có thể cung cấp nước một cách đều đặn. 

+ Có thể dễ dàng kiểm soát độ ẩm đất thông qua việc kiểm soát thời gian tưới. 

+ Linh động trong việc chọn vị trí tưới. 

+ Có thể ứng dụng rất đa dạng với các biện pháp canh tác khác nhau, khoảng cách cây trồng khác nhau. 

- Nhược điểm: 

+ Phải kiểm tra và rửa bộ lọc thường xuyên để tránh tắc lỗ nhỏ giọt. 

+ Mỗi lần làm lại đất là phải tháo dỡ ra. 

+ Giá thành cao nhất trong các loại hệ thống tưới. 

- Ứng dụng:  Ứng dụng chủ yếu cho các loại cây trồng trong bầu. 

* Tưới nhỏ giọt theo vùng nhỏ

- Đặc điểm: Đây là một hệ thống tưới kết hợp giữa hai loại tưới nhỏ giọt nêu trên: dùng hệ thống dây tưới không có sẵn lỗ để làm dây trục, sau đó tại các vị trí cần tưới theo vùng ta trích lỗ và kết nối với đường ống tưới theo băng.

- Ưu điểm và nhược điểm: tương tự như hệ thống tưới nhỏ giọt có đầu tưới không cố định.

- Ứng dụng: Ứng dụng chủ yếu cho các loại cây ăn quả với khoảng cách trồng xa nhau.