Giáo trình

1. Những yêu cầu đặt ra và xu hướng sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn tới

- Yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chất lượng, an toàn, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm đó là: Sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt Vietgap, Globalgap, hữu cơ, AseanGAP, EuroGAP, RainForest, hữu cơ, ASC, BAP, MSC CoC, SRP, tem truy suất nguồn gốc sản phẩm; các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong sơ chế, chế biến như GMP, SSOP, HACCP....Chuẩn hóa và tự động hóa quy trình sản xuất kinh doanh; tự động hóa, cơ giới hóa sản xuất, quy trình quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm; đảm bảo nhanh chóng, chính xác an toàn và vệ sinh thực phẩm với các ứng dụng của công nghệ số.

- Yêu cầu về lựa chọn mô hình hợp tác, liên kết trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và hợp tác, liên kết để ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và sản xuất hàng hóa lớn

+ Mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 gắn với liên kết theo chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp dựa trên liên kết doanh nghiệp, tổng công ty, công ty với hợp tác xã, các tổ chức nông dân, nông dân.

+ Mô hình hợp tác, phát triển chuỗi liên kết 03 trục nông sản trụ cột của tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với 05 chuỗi và 01 Chương trình (cà phê, cá tra 3 cấp, chuỗi liên kết ngành hàng lâm sản, chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo, chuỗi trái cây ăn quả và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

+ Mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết theo chuỗi giá trị cho các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu nông sản giai đoạn 2021 - 2025 (Vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng miền núi phía Bắc; vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC vùng Duyên hải miền Trung; vùng nguyên liệu cà phê có chứng nhận vùng Tây Nguyên; vùng nguyên liệu lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long).

Xu hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tập trung đòi hỏi phải đẩy mạnh thực hiện liên kết ngang giữa những người sản xuất và liên kết dọc theo chuỗi giá trị sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu.